Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình sau này trở thành người có tính cách tốt và thành công trong cuộc sống. Nhưng cha mẹ cũng phải hết sức lưu ý khi đứa trẻ của gia đình mình có 2 đặc điểm sau đây. Bởi những đứa trẻ như vậy nếu không kịp thời uốn nắn, sửa đổi thì dù cha mẹ có đầu tư trong vấn đề nuôi dạy con thế nào, đứa trẻ cũng chẳng thể thành tài được.
1. Đứa trẻ không có ý thức trách nhiệm
Khi trẻ mắc sai lầm, cha mẹ đừng quát mắng, chỉ trích con mà hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé để con có can đảm thừa nhận lỗi sai của mình. (Ảnh minh họa)
Có nhiều đứa trẻ ngay từ nhỏ đã không có ý thức trách nhiệm, luôn trốn tránh và đổ lỗi cho người khác khi xảy ra vấn đề nào đó. Nhưng nhiều bậc cha mẹ lại không để tâm đến chuyện ấy, chỉ nghĩ rằng trẻ nhỏ mà, chúng có biết gì đâu.
Thực tế, nếu cha mẹ quá nuông chiều, bảo bọc trẻ sẽ khiến con lớn lên chỉ biết đổ lỗi và bắt người khác gánh trách nhiệm cho mình. Một đứa trẻ vô trách nhiệm với bản thân sau này khó bề trở thành người có ích cho xã hội được. Chỉ khi trẻ có tinh thần trách nhiệm thì trẻ mới gặt hái được nhiều thành công trong học tập và công việc.
Trong trường hợp này, cha mẹ phải là người trực tiếp giúp con sửa đổi tính cách xấu ấy. Trẻ luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác có thể vì sợ bị người lớn trách phạt. Do đó, khi trẻ mắc sai lầm, cha mẹ đừng quát mắng, chỉ trích con mà hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé để con có can đảm thừa nhận lỗi sai của mình.
Từ ấy cha mẹ tiếp tục hướng dẫn con cách sửa sai để lần sau không còn mắc lỗi tương tự. Dần dần ý thức trách nhiệm của trẻ sẽ được hình thành.
2. Trẻ ở trong nhà “làm vương làm tướng” nhưng ra ngoài lại luôn sợ sệt, e dè
Cha mẹ không được chiều chuộng con quá mức mà phải giáo dục con một cách nguyên tắc. (Ảnh minh họa)
Có nhiều đứa trẻ, ở nhà thì “bắt nạt” hết từ ông bà tới cha mẹ nhưng ra ngoài thì luôn nhút nhát, e dè trước người lạ. Thậm chí chúng còn chẳng dám nói một câu to tiếng, cứ như thể là 2 đứa trẻ khác nhau vậy. Những đứa trẻ như vậy chính là “sản phẩm” của sự nuông chiều quá mức từ người lớn. Ngoài ra chúng cũng thiếu cơ hội giao tiếp với thế giới bên ngoài nên mới hình thành nên sự đối lập như vậy.
Nếu con bạn là một đứa trẻ kiểu đó thì bạn phải lập thức uốn nắn ngay cho con. Thứ nhất, bạn không được tiếp tục chiều chuộng con quá mức mà phải giáo dục con một cách nguyên tắc. Thứ hai, bạn phải đưa con ra ngoài nhiều hơn để trẻ làm quen và tương tác với những người xung quanh. Từ ấy con sẽ sửa đổi được tính cách không tốt của mình, hòa nhập hơn với tập thể.
Sau khi đọc xong bài viết này, cha mẹ hãy thử xem lại con mình, nếu bé có một trong 2 đặc điểm phía trên, bạn phải đặc biệt chú ý và sớm cùng con sửa đổi.