Ở giai đoạn sau sinh nếu chị em không chú ý đến sự phục hồi cơ thể thì hậu quả có thể sẽ rất nghiêm trọng. Câu chuyện của bà mẹ trẻ Trung Quốc Xiaoli dưới đây là lời nhắc nhở cho việc chị em chớ coi thường việc chăm sóc cơ thể, phục hồi sau ca sinh nở.
Theo đó, vì đây là lần sinh con thứ 2 nên Xiaoli và chồng khá chủ quan. Sau khi sinh nở 3 ngày, cô được xuất viện về nhà nhưng do không có ông bà 2 bên hỗ trợ chăm sóc, chồng cũng phải sớm trở lại với công việc nên sau đó ít ngày Xiaoli đã phải tự làm việc nhà, chăm sóc bản thân và con cái.
Mặc dù luôn cảm thấy rất khó chịu và đau đớn trong người nhưng bà mẹ trẻ nghĩ rằng có thể do cơ thể cô chưa kịp phục hồi sau ca sinh, những cảm giác đó chỉ là do quá mệt mỏi gây ra, chỉ cần đợi thêm một thời gian nữa có thể phục hồi lại sẽ ổn thôi.
Một tình huống không ngờ đã xảy đến với Xiaoli vào ngày thứ 12 sau sinh. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng một tình huống không ngờ đã xảy đến với Xiaoli vào ngày thứ 12 sau sinh. Hôm đó, cô đột ngột cảm thấy đau bụng kinh khủng. Nghĩ rằng mình đã ăn thứ gì đó không ổn nên cô vội đi vào nhà vệ sinh. Khi vừa ngồi xuống, bà mẹ trẻ đã tái mặt hoảng hốt khi nhìn thấy một “vật lạ” như miếng thịt rơi ra. Quá sợ hãi, cô vội gọi điện cho chồng, rồi nhờ hàng xóm chăm con giúp để đi vào bệnh viện.
Sau khi khám, bác sĩ cho biết tình trạng Xiaoli gặp phải đó là sa tử cung nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do sản phụ đã làm việc kiệt sức và quá sớm sau ca sinh. Và vì sa tử cung ở mức độ nguy hiểm nên Xiaoli cần được cắt bỏ tử cung để giữ mạng sống.
Vừa nghe xong lời bác sĩ nói, Xiaoli và gia đình đã vô cùng hối hận. Nếu như cô chú ý đến việc nghỉ ngơi sau sinh và gia đình 2 bên chăm sóc cho cô chu đáo hơn thì hậu quả đã không nghiêm trọng thế này. May mắn, sau khi được phẫu thuật cắt bỏ tử cung, sức khỏe của bà mẹ trẻ đã ổn định dần nhưng cô vẫn vô cùng buồn bã vì mãi mãi sẽ không thể mang bầu, sinh con được nữa.
Sa tử cung là gì?
Sa tử cung (sa dạ con) là bệnh lý của nữ giới liên quan đến dạ con, bàng quang. Tử cung nếu bình thường sẽ được giữ tại vị trí nằm sâu bên trong ổ bụng, bao bọc bởi các lớp cơ, khu vực xung quanh vùng đáy chậu, thành âm đạo, các dây chằng bụng, chậu hông. Do một lý do nào đó như mang thai, sinh nở, vận động mạnh mà những bộ phận neo giữ tử cung bị dãn ra, áp lực trong ổ bục khi phụ nữ ho, rặn, thở mạnh…sẽ làm tử cung bị tụt dần xuống thấp gây nên tình trạng sa tử cung.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sa tử cung có thể là do sản phụ đã làm việc kiệt sức và quá sớm sau ca sinh. (Ảnh minh họa)
Rất nhiều phụ nữ sau sinh bị sa tử cung nhưng ở các mức độ khác nhau như gây tiểu khó, bị đau và sưng phù ở tử cung, thậm chí là rơi ra ngoài… làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe sinh sản lần tiếp theo của chị em sau này.
Sa tử cung thường được chia làm 3 mức độ như sau:
- Sa tử cung độ 1: tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo
- Sa tử cung độ 2: tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.
- Sa tử cung độ 3: toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo
Tham khảo Dấu hiệu sa tử cung sau sinh tại đây.
Vậy cần chăm sóc sản phụ sau sinh như thế nào để sản phụ không bị kiệt sức, tránh nguy cơ bị sa tử cung sau sinh?
Để người mẹ được nghỉ ngơi
Rất nhiều người nghĩ rằng đứa trẻ sau sinh thích được gần gũi mẹ và đứa trẻ còn rất nhỏ nên người mẹ có thể thoải mái bế ẵm, chăm sóc em bé suốt ngày đêm. Tuy nhiên, sinh nở là việc rất mất sức nên sau sinh, người thân nên cố gắng hỗ trợ chăm sóc em bé để người mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức. Nếu sản phụ thường xuyên phải bế con, chăm sóc, ốm ấp và thức giấc thường xuyên mỗi khi bé khóc sẽ khiến họ vô cùng mệt mỏi, kiệt sức.
Tử cung sản phụ lúc này cũng còn khá lỏng lẻo nên việc làm việc kiệt sức, quá sức có thể sẽ gây ra tình trạng sa tử cung vô cùng nguy hiểm.
Người thân nên cố gắng hỗ trợ chăm sóc em bé để người mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức. (Ảnh minh họa)
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống trong thời kỳ hậu sản rất quan trọng. Người nhà cần chuẩn bị cho sản phụ những bữa ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng để chị em sớm phục hồi sức khỏe sau ca sinh nở.
Giữ vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ
Sau sinh, hiện tượng sản dịch xuất hiện khá nhiều vì vậy sản phụ phải nhớ người người thân hỗ trợ để vệ sinh sạch sẽ và giữ vệ sinh ở bộ phận “vùng kín”. Nếu không sẽ có thể bị nhiễm trùng vùng âm đạo vô cùng nguy hiểm.
Chú ý đến tâm trạng sản phụ sau sinh
Người mẹ trải qua ca sinh nở cơ thể sẽ rất yếu và dễ bị trầm cảm. Vì vậy, người thân khi chăm sóc bà đẻ cần chú ý đến cả tâm lý của họ để kịp thời động viên, hỗ trợ những lúc cần thiết. Chỉ khi tâm lý người mẹ tốt thì việc phục hồi cơ thể mới nhanh, sớm có sữa cho con và cũng loại trừ nguy cơ sa tử cung do quá mệt mỏi, kiệt sức.