Cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dưỡng con thành một đứa trẻ xuất sắc, đầy triển vọng. Tuy nhiên, nuôi dạy một đứa trẻ thành công không phải là điều dễ dàng, cần có những phương pháp, bí quyết phù hợp.
Chị Yang gần đây đã phát hiện ra rằng có sự khác biệt lớn về ảnh hưởng giữa con mình và những đứa trẻ khác, đặc biệt là khi gặp khó khăn, đứa trẻ không giữ được sự bình tĩnh.
Cách đây một tháng, con trai chị Yang khi vui chơi cùng với bạn bè thì bị té ngã, cậu bé khóc òa sau đó thì mang tâm lý sợ hãi, không dám chơi cùng các bạn nữa. Trong khi đó, cậu bé Thiếu Dương con nhà hàng xóm cũng nhiều lần té ngã nhưng cậu bé lại rất điềm tĩnh, có thể tự mình đứng dậy.
Sau khi quan sát những đứa trẻ chơi cùng nhau, chị Yang quan sát thấy cậu bé Thiếu Dương có thái độ rất bình tĩnh và điềm đạm khi giải quyết vấn đề này. Khi nhìn thấy điều này, các bậc phụ huynh khác cũng khen ngợi Thiếu Dương, cho rằng cậu bé nhất định sẽ có triển vọng khi lớn lên.
Trên thực tế, những đứa trẻ có triển vọng, dễ thành công thì kết quả học tập chỉ phản ánh một phần, trong cuộc sống chúng ta có thể nhận thấy một đứa trẻ thành công, thông qua một số đặc điểm ngay từ nhỏ.
Theo nhiều nghiên cứu, nhiều người thành công thường sở hữu 3 đặc điểm này từ khi còn nhỏ.
Tự lập khi còn nhỏ
Tự lập là một trong các yếu tố giúp con cái của bạn đạt được thành công sau này. Theo khảo sát của Đại học Harvard cho thấy, khoảng 85% trong 1.000 vị doanh nhân thành đạt ở độ tuổi 24-25 đều tự lập từ khi còn rất nhỏ. Nhận định cho thấy những người thành công sớm đều có tính cách độc lập và biết cách nắm bắt tình hình chuẩn xác, nhanh nhạy.
Trên thực tế, những người tự lập thường đưa ra được quyết định mang tính chuẩn xác và họ cũng xử lý các vấn đề rất tốt. Những đứa trẻ tự lập thường không muốn để cha mẹ can thiệp vào việc cá nhân, thay vào đó là trẻ sẽ tự mình hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng thời, trẻ tự lập cũng rèn luyện sự hiểu biết, chủ động học tập tìm tỏi kiến thức mới, biết thừa nhận và chấp nhận lỗi lầm, đầy trách nhiệm trong học tập và cuộc sống.
Do đó, việc cha mẹ nắm rõ cách rèn luyện tính tự lập cho trẻ là một trong những phương pháp dạy dỗ trẻ đúng đắn, tăng tự tin, luyện bình tĩnh làm hành trang kỹ năng sống cần thiết cho trẻ bước vào cuộc sống.
Trẻ tự lập cũng rèn luyện sự hiểu biết, chủ động học tập tìm tỏi kiến thức mới, biết thừa nhận và chấp nhận lỗi lầm, đầy trách nhiệm trong học tập và cuộc sống.
EQ cao và giỏi kết nối
Chỉ số trí não xúc cảm (EQ) là khả năng hiểu và kiểm soát tiếng nói cảm xúc của bản thân. Sở hữu EQ cao trẻ có thể tự kiểm soát xúc cảm thường mẫn cảm với các trình bày của người khác, có thể đồng cảm hoặc chia sẻ. Điều này giúp trẻ có đời sống nội tâm phong phú và phát triển tốt hơn trong tương lai.
Nếu một đứa trẻ có chỉ số EQ cao khi còn nhỏ thì chắc chắn khi lớn lên trẻ sẽ có nhiều khả năng thành công hơn. Và những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao này thường có một đặc điểm rất lớn, đó là biết cách phát hiện ra điểm sáng ở người khác, luôn nhận ra ưu điểm của người khác để học hỏi.
Ưu điểm tiếp theo của đứa trẻ này là được nhiều người xung quanh yêu thích, rất giỏi trong giao tiếp và kết nối với người khác. Có thể dễ dàng nhận ra những đứa trẻ như thế bởi chúng có xu hướng luôn tươi cười và thu hút người khác. Sự ấm áp, cởi mở của những đứa trẻ này sẽ khiến chúng được tin tưởng, yêu quý hơn.
Cha mẹ cũng nên rèn luyện trí tuệ cảm xúc của trẻ thông qua việc dạy trẻ cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống.
Ưu điểm của đứa trẻ có EQ cao là được nhiều người xung quanh yêu thích, rất giỏi trong giao tiếp và kết nối với người khác.
Kiên trì thực hiện điều gì đó
Một số trẻ có đủ kiên trì, có lòng tự tin để đánh bại tất cả khó khăn thì cơ hội thành công của trẻ sẽ càng lớn. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta nên trau dồi khả năng kiên trì của trẻ, đừng để trẻ trốn tránh khi gặp một số vấn đề nhỏ, điều này sẽ không giúp ích gì cho sự phát triển sau này của trẻ.
Ai cũng cần bỏ thời gian, công sức mới đạt mục tiêu. Khi trẻ không muốn nỗ lực, bộ não sẽ thuyết phục con từ bỏ. Trong khi đó, đứa trẻ mạnh mẽ sẽ kiên trì, tiếp tục chăm chỉ kể cả khi không thích.
Thông thường, người kiên trì sẽ thành công và nhận ra bản thân mạnh hơn mình tưởng. Trẻ nhỏ có xu hướng phát triển tốt khi trẻ được đưa ra các mục tiêu ngắn hạn.
Do đó, cha mẹ có thể ở bên cạnh, động viên để con kiên cường theo đuổi mục tiêu. Có thể là thức dậy sớm mỗi buổi sáng hoặc đọc một cuốn sách vào cuối tuần. Cho dù mục tiêu là gì, nó nên được thiết kế để trẻ thiết lập thói quen tốt.
Một số trẻ có đủ kiên trì, có lòng tự tin để đánh bại tất cả khó khăn thì cơ hội thành công của trẻ sẽ càng lớn.