Từ khi trẻ chào đời, mọi sự quan tâm hay lo lắng của cha mẹ đều dành cho con cái. Nhiều vấn đề cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo con phát triển bình thường và khỏe mạnh, ngay cả khi không có một dấu hiệu nào cụ thể biểu hiện ở trẻ.
Trường hợp dưới đây của chị Tiểu Hoa như là lời cảnh tỉnh đến cha mẹ, cần chú ý đến quá trình thay đổi và phát triển của con nhiều hơn. Sau khi kết hôn, chị Tiểu Hoa và chồng có với nhau một đứa con gái, nay đã tròn 1 tuổi. Em bé hoạt bát, đáng yêu và là niềm vui của cả gia đình.
Đứa trẻ đôi lúc nghịch ngợm, đôi khi té hoặc va chạm mạnh vào tường trong lúc vui chơi khiến vợ chồng chị Tiểu Hoa vô cùng lo lắng những ngày đầu. Thế nhưng về sau, vợ chồng chị cũng dần quen.
Trong giấc ngủ, đứa nhỏ luôn nhoẻn miệng cười, thậm chí cười lớn. Vốn dĩ chị Tiểu Hoa chỉ nghĩ con mình đang ngủ rất ngon hay đang được “bà Mụ" dạy dỗ. Thế nhưng, khi bà nội đến thăm, bà chợt thấy có biểu hiện lạ, và đưa đứa bé đến bệnh viện.
Trẻ nhỏ thường mỉm cười khi ngủ đội khi lại tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ cần chú ý. (Ảnh minh họa)
Sau một loạt kiểm tra, bác sĩ thông báo đứa trẻ bị "động kinh", do va chạm thường xuyên nên đứa trẻ bị di chứng. Rất may là sự việc được phát hiện kịp thời, nên không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đứa bé.
Theo các chuyên gia thần kinh, trẻ thường xuyên có những cơn cười bất thường không kiểm soát được, tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi không có gì đáng cười hoặc khi đang thực hiện những hoạt động sinh hoạt bình thường như khi ăn, ngủ, hay đang học. Cơn cười có thể kéo dài 30 giây tới một phút, mỗi ngày có đến khoảng 4 – 10 cơn cười kéo dài có thể là biểu hiện một dạng động kinh ở trẻ sơ sinh.
Thực tế, không thể tránh khỏi những lần trẻ va chạm mạnh khi đang vui chơi, vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan. Ngoài việc thường xuyên cười toe toét khi ngủ, nếu trẻ có phản ứng gì bất thường thì cha mẹ phải hết sức lưu ý.
Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống của trẻ, nếu bất cẩn sẽ dễ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Dưới đây là 2 biểu hiện cha mẹ cần lưu tâm với trẻ chưa biết nói.
Thường khóc vô cớ
Ở độ tuổi này trẻ vẫn chưa thể nói được, vì vậy trẻ dùng tiếng khóc để được đáp ứng yêu cầu hay bộc lộ cảm xúc bên trong.
Đặc biệt với trẻ sơ sinh, ít tháng tuổi, nếu đói hoặc buồn ngủ, trẻ sẽ biểu hiện bằng tiếng khóc. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên quấy khóc không rõ lý do, dỗ thế nào cũng trẻ cũng không nín, lúc này cha mẹ phải chú ý xem có vấn đề gì bất thường bên trong cơ thể trẻ hay không.
Cha mẹ hãy chú ý quan tâm những kiểu khóc và tiếng khóc khác nhau của trẻ, tùy thuộc vào những nguyên nhân khác nhau bé sẽ có cách khóc khác nhau. Trong trường hợp trẻ sơ sinh không khỏe, sẽ khóc với một giai điệu khác hoàn toàn tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, liên tục, hoặc the thé.
Nếu mẹ cảm thấy có điều gì lạ ở biểu hiện của trẻ, hãy đưa trẻ đi khám hoặc tham khảo ngay ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Cha mẹ hãy chú ý quan tâm những kiểu khóc và tiếng khóc khác nhau của trẻ, tùy thuộc vào những nguyên nhân khác nhau bé sẽ có cách khóc khác nhau.
Tinh thần không tốt, ngủ nhiều
Hầu hết đứa trẻ nào ở độ tuổi này cũng rất thích ngủ và dành phần lớn thời gian trong ngày cho giấc ngủ. Thế nhưng thời gian ngủ của trẻ cần có một khung thời gian hợp lý.
Nếu trẻ chỉ mãi ngủ, cha mẹ cũng nên để ý xem trẻ có bị cảm, sốt hay có các bệnh tiềm ẩn khác không. Vì khi ngủ, trẻ sẽ không biểu hiện ho sặc, nên khó nhận biết.
Ngoài chuyện lưu ý nhiệt độ cơ thể của trẻ, cha mẹ cũng cần để ý xem có vật gì mắc vào cổ họng, gây ra những kích ứng nhất định cho trẻ hay không. Nếu không có cách nào kiểm tra kỹ thì nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để thăm khám.
Đối với các bậc cha mẹ, sức khỏe của con cái nên là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, cha mẹ phải quan tâm hơn đến tất cả các chi tiết về trẻ, và chú ý đến trẻ nhiều hơn, để trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh.
Hầu hết đứa trẻ nào ở độ tuổi này cũng rất thích ngủ, thế nhưng thời gian ngủ của trẻ cần có một khung thời gian hợp lý.