Trở lại thành phố sau kì nghỉ lễ, chồng khăng khăng đòi đưa con 10 tháng tuổi đi xe máy 150 cây số vì tiếc tiền

Bài toán lớp 1 tìm số tròn chục lớn nhất gây hoang mang MXH mấy ngày nay.

Tuy toán học có tính chất chính xác và logic, nhưng nó cũng đòi hỏi khả năng suy luận và sự linh hoạt trong tư duy. Nhiều bậc phụ huynh có thể quan sát thấy khi dạy con, một số bài toán mẹo, những câu đố toán không thể hướng tới cách suy nghĩ thông thường mà phải mở rộng não bộ và liên tưởng sâu để khám phá ra lời giải. Đó là lý do tại sao nhiều đứa trẻ thường gặp phải những tình huống khó khăn trong quá trình giải toán, vì đề bài lắt léo đến mức khiến học sinh bối rối, thậm chí gây tranh cãi giữa phụ huynh và giáo viên.

Dạo gần đây trên các diễn đàn mạng xã hội, bài chia sẻ của một phụ huynh liên quan đến bài kiểm tra môn toán của con đã thu hút rất nhiều sự chú ý và tranh luận rầm rộ. Theo đó phụ huynh này đã đăng tải hình ảnh kèm dòng trạng thái bày tỏ sự thắc mắc, và mong được cộng đồng mạng giải đáp về cách chấm của cô giáo. 

Bài toán của học sinh tiểu học gây xôn xao mạng xã hội những ngày vừa qua.

Bài toán của học sinh tiểu học gây xôn xao mạng xã hội những ngày vừa qua.

Trong đó có một câu hỏi với đề bài như sau: "Số tròn chục lớn nhất là số nào?" Rõ ràng đây là một dạng kiến thức đơn giản, thậm chí không chỉ người lớn mà học sinh nào cũng có thể dễ dàng làm được. Tuy nhiên điều bất ngờ là khi học sinh trả lời số tròn chục lớn nhất là 90 thì lại bị cô giáo gạch sai. Và 100 là đáp án đúng cô đưa ra.

Hoang mang trước đáp án của cô giáo, phụ huynh đã lập tức gọi điện hỏi, nhưng nhận lại được lời giải thích "100 mới đúng vì 100 là 10 chục". Dù đã nghe lời giải thích của cô giáo nhưng phụ huynh dường như không phục, vẫn ấm ức nên đã "đăng đàn" lên mạng để hỏi. 

Sau khi bài chia sẻ được đăng tải, trong một khoảng thời gian ngắn đã nhận được hàng ngàn ý kiến từ dân cư mạng. Đa số đều bày tỏ sự bức xúc, phẫn nộ và cảm thấy không đồng tình với đáp án cô giáo đưa ra. Vì hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng, từ trước đến nay chưa bao giờ nghe đến 100 là số tròn chục, nó là số tròn trăm nên đáp án phải là 90 mới chính xác.

Ngược lại, cũng có một bộ phận dân mạng đồng tình với cô giáo, bởi kiến thức này đã được nói rất chi tiết trong sách giáo khoa nhưng có thể nhiều học sinh quên và phụ huynh cũng không chú ý nên mới gây ra sự tranh cãi dữ dội như thế. Hiện tại, lượng tương tác liên quan đến câu chuyện này vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" mấy ngày qua.

Qua những câu chuyện thực tế trên càng thấy rõ được rằng, toán dành cho học sinh tiểu học dễ rất dễ, nhưng khó cũng rất khó dành cho những bài toán đánh đố, lắt léo học sinh. Chính vì thế hơn hết chính các em học sinh phải là người vô cùng cẩn thận khi làm bài để không bị sai, mất điểm oan vì những lỗi như thế này.

Các bậc phụ huynh cũng cần nhắc nhở con em mình ghi nhớ kỹ các bước làm bài:

- Hãy đọc kỹ để bài và câu hỏi yêu cầu

Cha mẹ nên cho con hình thành thói quen tốt đó là đọc đi đọc lại câu hỏi và tìm ra thông tin chính từ câu hỏi, có thể bắt nguồn từ một số số liệu cụ thể được liệt kê.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

- Tìm xem có lỗ hổng, "câu lừa" nào không

Không có gì là tuyệt đối và ngay cả giáo viên cũng mắc lỗi nên khi cha mẹ phát hiện bài tập về nhà của con mình có gì đó không ổn, đừng hoàn toàn tin rằng vấn đề đó là đúng.

Trước tiên, bạn nên phân tích câu hỏi theo phán đoán của bản thân, sau khi xác nhận câu hỏi đó đúng, hãy cho trẻ một số gợi ý để trẻ hoàn thành bài tập. Nếu thực sự có một số sơ hở trong câu hỏi này, cha mẹ nên trực tiếp giải thích vấn đề và đừng để trẻ lãng phí thời gian.

Ngoài ra nếu con có niềm đam mê, hứng thú với môn toán học thì cũng có thể làm tốt bài toán hơn dù có bất kì trường hợp nào xảy ra. Bố mẹ có thể giúp con có hứng thú học toán:

- Bố mẹ cần phải định vị nhận thức của con để xây dựng lộ trình phù hợp. Bố mẹ lên lộ trình phải phụ thuộc vào năng lực của trẻ và cũng không nên dạy quá nhiều cho con. Nếu con có năng lực tư duy toán, phụ huynh cần khuyến khích, còn con kém, các kỹ năng chưa tốt, bố mẹ nên rèn luyện dần.

- Bố mẹ cũng không nên đánh đồng chung, so sánh con với các bạn vì mỗi đứa trẻ có năng lực khác nhau và niềm đam mê riêng. Chính vì thế, bố mẹ nên phân bổ, sắp xếp thời gian biểu phù hợp cho con, giúp trẻ kích thích, hứng thú tiếp nhận kiến thức.

- Để tạo hứng thú học toán ở nhà cho con, bố mẹ có thể kể những câu chuyện phù hợp lứa tuổi và có cơ chế cho từng trẻ, khuyến khích chúng khám phá nhằm tạo hứng thú, phát triển hết tư duy.

- Bố mẹ hãy để con tự lực, tự chơi và tự giải quyết trong môi trường an toàn. Tính sáng tạo sẽ giúp con biết cách giải quyết mọi vấn đề.

Con làm toán 18-513 bị gạch sai, mẹ Việt bức xúc lên mạng hỏi, đáp án cô giáo đưa ra gây tranh cãi