Đối với trẻ em sữa là nguồn thức ăn chính và không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, giúp trẻ phát triển tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và trí não. Vì quá quen thuộc nên nhiều bố mẹ không quá đến cách cho con uống sữa, đặc biệt là những ai lần đầu làm bố mẹ.
Cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong việc cho trẻ uống sữa đúng cách từ những chuyên gia uy tín, để bố mẹ có thêm kinh nghiệm trong vấn đề này, giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.
Thời điểm nào nên cho trẻ uống sữa?
ThS. BS. Đoàn Ngọc Hà, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết: Sữa được cơ thể hấp thu tốt tại thời điểm cách xa bữa ăn chính 1-2 giờ. Trước các bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa hoặc ăn các thức ăn vặt khác vì có thể làm trẻ no và lười ăn khi vào bữa chính. Trẻ cũng nên uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ.
Mẹ nên cho trẻ uống sữa vào buổi tối, vì thời điểm này sẽ giúp con ngủ sâu hơn.
Uống sữa buổi tối giúp trẻ ngủ sâu hơn, tăng khả năng hấp thụ canxi hỗ trợ phát triển chiều cao của trẻ một cách hiệu quả. Đồng thời, các chất dinh dưỡng trong sữa giúp cơ thể thư giãn tối ưu, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Không nên uống sữa quá gần giờ đi ngủ buổi tối để tránh sự khó tiêu làm ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ.
Mẹ nên cho trẻ uống bao nhiêu cốc sữa mỗi ngày?
Cũng theo ThS. BS. Đoàn Ngọc Hà: Tùy từng độ tuổi và thể trạng mà lượng sữa khuyến nghị cho trẻ sẽ khác nhau.
Từ 0-6 tháng tuổi: Sữa là nguồn thức ăn duy nhất của trẻ, và lượng sữa sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của từng trẻ, trung bình từ 600-800ml/ngày
Từ 6-12 tháng tuổi: Lúc này trẻ đã ăn dặm nên nguồn thức ăn đa dạng hơn, lượng sữa do đó giảm đi. Trung bình trẻ có thể uống 500-600ml sữa/ngày.
Mẹ nên cho trẻ uống lượng sữa phù hợp với lứa tuổi của con, không quá nhiều cũng không quá ít.
Từ 1-3 tuổi: Mỗi ngày trung bình 4-5 đơn vị sữa và chế phẩm sữa.
3-7 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 4-4.5 đơn vị sữa và chế phẩm sữa.
8-9 tuổi: Trẻ ở độ tuổi tiền dậy thì nên nhu cầu về sữa tăng để phục vụ cho sự phát triển về thể chất. Mỗi ngày nên sử dụng 5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa.
10-19 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa.
Mỗi đơn vị sữa tương đương 100 ml sữa tươi, 15g phô mai (một miếng phô mai tam giác) hoặc 100ml sữa chua (một hộp sữa chua).
Theo ThS. BS. Đoàn Ngọc Hà, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam Cách uống sữa tươi và sữa công thức có khác nhau như thế nào? Về cơ bản, sữa tươi và sữa công thức không khác nhau về cách uống. Sữa tươi thường ở dạng gói hoặc hộp đóng sẵn, có thế sử dụng trực tiếp và thuận tiện khi mang đi. Sữa công thức là sữa tươi đã qua công nghệ xử lý biến để chuyển từ dạng nước sang dạng bột do đó cần pha với nước trước khi sử dụng. Do đó, các dụng cụ pha sữa cần đảm bảo sạch sẽ trước khi pha sữa cho trẻ và sữa nên được sử dụng luôn sau khi pha.Cần lưu ý là đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, không nên cho trẻ uống sữa tươi do hệ tiêu hóa non yếu của trẻ chưa thích hợp để tiêu hóa đường lactose trong sữa tươi, đồng thời sữa tươi có hàm lượng đạm, canxi và photpho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Tốt nhất, nên cho trẻ bú sữa mẹ trong năm đầu đời và nếu mẹ không đủ sữa thì có thể bổ sung sữa bột dành riêng cho độ tuổi của trẻ. Các loại sữa công thức được sản xuất tùy theo từng độ tuổi và nhu cầu của trẻ nên có thể sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ không dung nạp đường lactose... Trẻ từ 1 tuổi trở nên có thể bắt đầu uống được sữa tươi và cả sữa bột. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng và sở thích của trẻ mà có thể lựa chọn loại sữa phù hợp. Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề gì khi cho trẻ uống sữa? Mặc dù sữa là thực phẩm thiên nhiên dễ tiêu hóa và hấp thụ, phụ huynh không nên cho trẻ uống sữa buổi sáng lúc bụng đói. Thay vào đó, nên uống kết hợp ăn đồ tinh bột như bánh bao, bánh mỳ, cháo… hoặc uống sữa cách bữa sáng một tiếng, như vậy thành phần dinh dưỡng trong sữa được hấp thụ tối đa. Không nên cho con uống thuốc kèm sữa vì thuốc có thể làm mất tác dụng của thuốc. Ngoài ra, không nên pha chung sữa với nước trái cây để tránh làm mất tác dụng của sữa cũng như nước trái cây, đặc biệt là các loại trái cây như cam, chanh vì chúng chứa axit, làm kết tủa protein có trong sữa, gây khó tiêu. |