Ngay sau khi chào đời, bé cần được chăm sóc đặc biệt vì lúc này bé chưa quen với môi trường sống bên ngoài. Lúc này bé sẽ được các nhân viên y tế đưa ra ngoài trong 10 phút và tiến hành các công đoạn vệ sinh, chăm sóc y tế cho bé, sau đó đưa trẻ trở lại.
Nhiều bà mẹ rất tò mò, trong khoảng thời gian đó y tá đã làm gì với đứa trẻ? Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ một số sự thật thú vị về khoảng thời gian này, rất hữu ích để các mẹ tham khảo.
Làm sạch đường hô hấp cho bé
Thời điểm trẻ chào đời, không khí đi vào phổi, nếu trẻ có thể khóc ngay lập tức và khóc to ngay lúc trẻ chào đời có nghĩa là chức năng hô hấp của trẻ đã phát triển tốt và đường thở rất thông suốt.
Tuy nhiên, một số bé trong tình trạng đặc biệt, ví dụ dị vật mắc kẹt trong cổ họng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp bình thường của bé, lúc này tiếng khóc của bé sẽ ít, hoặc bé hoàn toàn không khóc được. Lúc này, nhân viên y tế sẽ giúp bé khai thông đường thở, và kích thích bé khóc bằng cách vỗ vào bàn chân và mông.
Đồng thời, trong suốt 9 tháng 10 ngày em bé nằm trong bụng mẹ được bao bọc, chở che bởi làn nước ối. Và trong khoảng thời gian dài đó sẽ có nhiều trường hợp xảy ra như: trong phổi có chứa nước ối, trong miệng, trong mũi có phân su của chính em bé,… Vậy nên quan trọng nhất khi vừa sinh chính là việc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Y tá sẽ dùng dụng cụ an toàn để hút những chất nhờn hay dị vật trong khí quản, miệng, họng, của trẻ sơ sinh.
Điều này giúp em bé có đường hô hấp sạch sẽ để hít thở một cách dễ dàng hơn, giúp trẻ sớm thích nghi được với môi trường mới. Ngoài ra vệ sinh sạch sẽ cũng giúp trẻ không bị ảnh hưởng sức khỏe về sau cho trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.
Ngay sau khi chào đời, bé cần được chăm sóc đặc biệt vì lúc này bé chưa quen với môi trường sống bên ngoài.
Chăm sóc dây rốn
Bên cạnh việc làm sạch đường hô hấp thì việc làm sạch cơ thể cho trẻ cũng là điều rất quan trọng. Sau khi hoàn thành cẩn thận việc kẹp cuống rốn cho trẻ sẽ bắt đầu làm sạch cơ thể.
Khi em bé chào đời, dây rốn được nối với nhau thai trong bụng mẹ, nhân viên y tế sẽ cắt dây rốn trước khi xử lý để thuận tiện cho việc vệ sinh, lúc này chiều dài dây rốn thường dài hơn và có chứa một ít máu.
Để tránh nhiễm trùng vết thương và để chăm sóc tốt hơn trong thời gian sau này, đầu tiên nhân viên y tế sẽ làm sạch xung quanh rốn. Sau đó để lại một đoạn dài từ 3 đến 5 cm ở phần cuối của dây rốn nối rốn của bé, cắt bỏ phần thừa, cuối cùng là sát trùng và băng lại. Nếu mẹ cần lưu trữ máu cuống rốn trước khi sinh, nhân viên y tế cũng sẽ lưu lại trong quá trình này.
Tắm rửa, vệ sinh cho bé
Sau khi công việc chăm sóc rốn kết thúc, việc vệ sinh cho bé là công đoạn rất quan trọng, bởi em bé đã nằm trong bụng mẹ một thời gian dài nên cơ thể sẽ có nước ối, phân su và cả máu trong quá trình sinh.
Khi làm sạch cơ thể cho bé xong, tiếp đến là vệ sinh mắt cho trẻ. Khi sinh ra mắt của bé vẫn nhắm nghiền nhưng mắt đã ngâm trong nước ối rất lâu nên các y tá vẫn vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý, hoặc một số bệnh viện sử dụng dung dịch bạc nitrat nhỏ mắt cho bé để ngăn ngừa bệnh viêm kết mạc, một loại bệnh có thể lây từ mẹ sang con.
Sau khi công việc chăm sóc rốn kết thúc, việc vệ sinh cho bé là công đoạn rất quan trọng, bởi em bé đã nằm trong bụng mẹ một thời gian dài nên cơ thể sẽ có nước ối, phân su và cả máu trong quá trình sinh.
Kiểm tra cơ thể của bé
Sau khi các bộ phận trên cơ thể được vệ sinh sạch sẽ, nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra cơ thể bé một cách đơn giản bao gồm chân tay, các đặc điểm trên khuôn mặt,… xem có khiếm khuyết gì không, nếu có vấn đề tương ứng thì nhân viên y tế có thể có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo lời khuyên của bác sĩ, cha mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua việc khám sàng lọc kiểm tra thính lực cho bé sơ sinh. Thông thường sau khi chào đời, bé sơ sinh sẽ được kiểm tra, xét nghiệm để đảm bảo bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Các xét nghiệm này đều rất nhanh chóng và an toàn vì vậy bố mẹ không cần phải lo lắng. Đo chỉ số Apgar là bài kiểm tra đầu tiên được thực hiện sau khi bé chào đời từ 1 đến 5 phút.
Việc này hoàn toàn không đau đớn và chỉ thực hiện khám bên ngoài giúp các bác sĩ biết được màu da, nhịp tim, phản xạ kích thích, hô hấp và cử động của bé. Chỉ số này sẽ giúp đánh giá khả năng thích nghi với cuộc sống bên ngoài của bé.
Để phân biệt từng em bé, nhân viên y tế cần ghi lại tất cả các khía cạnh thông tin của em bé, bao gồm chiều cao, cân nặng, dấu chân... Đồng thời ghi lại thông tin của bé vào vòng tay và cho bé đeo.
Sau đó bé sơ sinh sẽ được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc khác, trong đó mẫu máu của bé sẽ được xét nghiệm để phát hiện sớm các bệnh nội tiết, bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn chuyển hóa, dị tật tim bẩm sinh, bệnh xơ nàng và suy giảm miễn dịch kết hợp nặng (SCID)...
Ghi lại các thông tin khác nhau của bé
Để phân biệt từng em bé, nhân viên y tế cần ghi lại tất cả các khía cạnh thông tin của em bé, bao gồm chiều cao, cân nặng, dấu chân... Đồng thời ghi lại thông tin của bé vào vòng tay và cho bé đeo.
Có lẽ không nhiều người quá để ý đến những chiếc vòng được đeo trên người bé. Nhưng chúng là những vật rất quan trọng trong công đoạn cuối cùng trước khi y tá trao tay cho gia đình. Bởi ở các bệnh viện mỗi giờ có biết bao đứa trẻ được sinh ra đời vậy nên y tá cần ghi thông tin của trẻ như tên cha, mẹ, đặc điểm,… vào chiếc vòng rồi đeo cho từng bé.
Như vậy sẽ tránh trường hợp nhầm lẫn. Và các gia đình cũng cần quan tâm tới việc này cần xem kỹ thông tin trên chiếc vòng để xác nhận xem có trùng khớp hay không.
Sau khi các công đoạn đã xong nhân viên y tế sẽ bế trẻ trước mặt mẹ, cho mẹ biết giới tính, cho mẹ nhìn cận cảnh bé, bế bé hoặc trực tiếp cho bé bú.
Sau khi các công đoạn đã xong nhân viên y tế sẽ bế trẻ trước mặt cha mẹ mẹ, cho biết giới tính, cho mẹ nhìn cận cảnh bé, bế bé hoặc trực tiếp cho bé bú.
Bé sơ sinh rất mỏng manh, cha mẹ cần lưu ý điều gì khi con vừa mới rinh ra?
Em bé vừa ra khỏi bụng mẹ còn rất xa lạ với môi trường bên ngoài chắc chắn sẽ có những sai sót nhất định, để bé không bị ảnh hưởng tiêu cực thì cha mẹ phải làm công tác bảo vệ và chăm sóc sớm.
Chú ý mặc quần áo phù hợp cho bé, lưu ý đến nhiệt độ trong nhà, ánh sáng,… nhưng cũng phải chú ý đến những thay đổi về thể chất, nhịp thở, ăn uống, sinh hoạt và làn da của bé.
Cơ thể bé giai đoạn đầu rất nhạy cảm, mỏng manh, dễ thay đổi trong mọi tình huống, nếu cha mẹ không thể trực tiếp phán đoán được tình hình của bé thì nên nhờ nhân viên y tế phát hiện kịp thời và xử lý, để em bé có thể phát triển tốt hơn.
Em bé vừa ra khỏi bụng mẹ còn rất xa lạ với môi trường bên ngoài chắc chắn sẽ có những sai sót nhất định, để bé không bị ảnh hưởng tiêu cực thì cha mẹ phải làm công tác bảo vệ và chăm sóc sớm.
Mỗi em bé đều cần phải trải qua tình huống này sau khi sinh, được nhân viên y tế vệ sinh, kiểm tra cơ thể, kiểm tra dị tật và ghi chép trong giai đoạn đầu cho bé, một mặt là để bé phát triển tốt hơn, mặt khác phòng ngừa các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra trong tương lai.