3 loại rau này hợp “người lười”, trồng một lần ăn chục năm, ra tới 600 quả

Nhiều người lười biếng thường nghĩ nếu có loại cây nào có thể trồng một lần ăn cả đời thì tốt. Thực tế là có.

Trồng rau không chỉ là công việc đòi hỏi kỹ thuật mà còn đòi hỏi sự kiên nhẫn. Ngoài việc gieo hạt hàng năm cũng như tưới nước bón phân thường xuyên, nên đôi khi có sâu bệnh, phải tìm cách đuổi sâu bọ ra ngoài.

Tuy không được cả đời nhưng vài năm thậm chí 10 năm cũng được. Ví dụ như 3 loại cây dưới đây: 

Măng tây

Chắc hẳn hầu hết mọi người đều quen thuộc với măng tây. Loại rau này là một trong mười món ăn nổi tiếng trên thế giới, rất giàu axit amin, protein và vitamin, hàm lượng cơ bản cao hơn so với các loại rau quả thông thường.

Sức sống của măng tây cũng rất ngoan cường, không yêu cầu nhiều về môi trường trồng, chỉ cần không quá khô hạn hoặc quá ngập úng là cây có thể phát triển rất tốt.

3 loại rau này hợp “người lười”, trồng một lần ăn chục năm, ra tới 600 quả - 1

Và còn một điểm nữa, đó là măng tây sạch bệnh, không cần chăm sóc. Chỉ cần trồng xuống đất đã gần như sẽ cho thu hoạch quanh năm. Loại cây này cũng có thể sống được rất lâu, thậm chí là vài năm nên có thể nuôi thành cây ăn lâu dài.

Su su

Su su là loại rau quả rất phổ biến ở miền Bắc nước ta. Vì chúng vừa có thể cho ngọn lại vừa có thể cho quả nên được người dân rất ưa chuộng. Và nếu nắm được cách trồng su su đúng cách thì sẽ cho sản lượng rất cao, một cây có thể cho gần 600 quả. 

3 loại rau này hợp “người lười”, trồng một lần ăn chục năm, ra tới 600 quả - 3

Đặc tính của su su là ưa lạnh. Do đó bạn nên trồng chúng vào thời điểm tháng 9 âm lịch và đến tháng 12 bắt đầu thu hoạch cho tới tháng 3 năm sau. Việc trồng sớm quá hay muộn quá đều ảnh hưởng tới chất lượng cũng như sản lượng của cây. Bạn có thể trồng su su từ chính những quả đã có mầm. Quả được chọn là những quả đã già, giống to, có gai cứng, không bị dập hay sâu bệnh. Mầm mới nhú cũng cần khỏe mạnh mới là giống tốt.

Ở quê cây su su có thể trồng nhiều năm, vào mùa đông nên dùng màng nilon che thân cây su su để cây sống được qua mùa đông, cây sẽ tiếp tục nảy mầm và kết trái vào năm sau.

Gừng

Gừng (ginger) là loại cây thân cỏ và sống lâu năm. Thân của gừng có thể cao đến 150cm, thân phát triển theo hình ống lên trên và có nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau. Lá gừng là loại lá đơn và mọc so le với nhau. Lá của cây gừng thường có hình mũi mác và thon dài về phía ngọn. Mặt lá gừng thường rất nhẵn bóng, có màu xanh đậm và có gân màu nhạt, lá gừng thường có mùi thơm dễ chịu.

3 loại rau này hợp “người lười”, trồng một lần ăn chục năm, ra tới 600 quả - 4

Để cây gừng có thể phát triển tốt nhất thì việc lựa chọn thời điểm trồng là rất quan trọng. Thông thường, trồng gừng vào lúc thời tiết bắt đầu ấm áp từ đầu mùa xuân vào tháng 1 đến tháng 2 hoặc đến cuối mùa xuân vào tháng 4 đến tháng 5 thì cây gừng sẽ sinh trưởng dễ dàng hơn. Cây gừng thường mất khoảng từ 8 tháng đến 10 tháng để cho củ lớn và năng suất nhất. Chính vì vậy, khi thời tiết lạnh dần vào cuối năm từ tháng 10 đến tháng 12 thì gừng sẽ có thể thu hoạch được củ.

Trồng gừng trong bao hoặc trong chậu, thùng xốp là cách đơn giản nhất dành cho những hộ gia đình có ít diện tích canh tác. Nếu chăm sóc tốt và tạo điều kiện thuận lợi thì gừng sẽ phát triển nhanh và cho năng suất rất cao.

5 loại rau trồng vào mùa thu lớn nhanh như thổi, vài tuần hái vào được cả rổ
Theo Nhật Linh (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)