4 hiểu lầm khi trồng hoa giấy, cứ 10 người thì 9 người làm sai, chẳng trách cây còi cọc, không ra hoa

Nếu hoa giấy không nở hoa, bạn hãy xem lại có mắc phải 4 sai lầm nào dưới đây không nhé.

4 hiểu lầm khi trồng hoa giấy, cứ 10 người thì 9 người làm sai, chẳng trách cây còi cọc, không ra hoa - 1

Hoa giấy có số lượng hoa nhiều, thời gian ra hoa kéo dài, ra hoa thường xuyên với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, hồng, cam, vàng, tím,... nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nhiều người khi trồng hoa giấy lại than vãn rằng cây hoa của họ chỉ mọc cành lá chứ không ra hoa, dù đã chăm sóc rất cẩn thận. 

Thực ra, điều này là do họ chưa hiểu thói quen sinh trưởng của hoa giấy, mà đa số mọi người đều mắc phải 4 hiểu lầm dưới đây. 

1. Trồng trong chậu càng to càng tốt

Sau khi mua hoa giấy, nhiều người lập tức thay thế bằng một chậu hoa lớn, đổ nhiều đất vì nghĩ rằng có càng nhiều không gian thì hoa giấy càng phát triển khỏe mạnh. Nhưng trên thực tế, hoa giấy là một loại cây thích “ngược đãi”, chậu càng nhỏ thì cây càng phát triển mạnh, số lượng hoa càng nhiều. 

4 hiểu lầm khi trồng hoa giấy, cứ 10 người thì 9 người làm sai, chẳng trách cây còi cọc, không ra hoa - 3

Nếu chậu quá lớn, có quá nhiều đất trong chậu thì bộ rễ của cây sẽ phát triển nhiều hơn, từ đó khiến cành lá phát triển xum xuê hơn. Phần lớn chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp cho cành và lá nên sẽ không còn năng lượng kích thích cây tạo nụ, ra hoa. Hơn nữa, nếu chậu hoa quá lớn, sau khi tưới đất sẽ khó khô, dễ bị đọng nước gây thối rễ.

2. Tưới càng nhiều nước càng tốt

Những cây hoa giấy có cành lá xum xuê nhưng không dễ nở hoa trong thời kỳ ra hoa phần lớn là do cung cấp quá nhiều nước cho cây, chỉ khi tưới nước hợp lý thì mới có thể làm cho hoa nở nhiều hơn.

4 hiểu lầm khi trồng hoa giấy, cứ 10 người thì 9 người làm sai, chẳng trách cây còi cọc, không ra hoa - 4

Khi trồng hoa giấy, bạn nên nhớ nguyên tắc đất trồng trong chậu “thà khô còn hơn ẩm”. Nếu tưới nước quá nhiều, cây sẽ ra nhiều cành lá hơn, khó ra nụ hoa. Chỉ khi cây mới bắt đầu phân hóa cành, lá mới thì mới cần giữ đất ẩm, cần tưới nước ngay khi đất khô. 

Sau khi cành mới đã mọc ra, bạn cần để nó hình thành nụ hoa. Lúc này cần khống chế lượng nước tưới, chỉ khi đất khô hẳn, lá hơi héo một chút thì mới tưới nước. Điều này sẽ giúp kích thích ra hoa nhiều hơn. 

3. Cứ bón phân là cây sẽ sinh trưởng tốt, nở hoa đẹp

Việc bón phân cũng cần phải được chú ý, tùy từng thời điểm sẽ có loại phân bón phù hợp, chứ không phải là cứ bón phân là cây sẽ sinh trưởng tốt và nở hoa đẹp. Sự phát triển của cây trồng không thể tách rời ba nguyên tố đạm, lân và kali, nếu chỉ bón một loại phân sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và ra hoa bình thường của cây.

4 hiểu lầm khi trồng hoa giấy, cứ 10 người thì 9 người làm sai, chẳng trách cây còi cọc, không ra hoa - 5

Ví dụ, bón nhiều phân đạm thì cây cành lá xum xuê, không ra hoa; nếu chỉ bón phân lân, kali tuy có tác dụng thúc chồi, ra hoa nhưng cây không sinh trưởng mạnh, dần dần sẽ khó nở hoa. Hoa giấy không cần lượng đạm quá cao, đảm bảo bón đạm ít nhất 1 lần trong năm để cây duy trì và phát triển là được. Thay vào đó, bạn nên thường xuyên bổ sung lân và kali để thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và nụ hoa. 

4. Trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng

Hoa giấy là loài hoa ưa nắng, chỉ khi nhận đủ ánh sáng thì cây mới phát triển khỏe mạnh, ra hoa thường xuyên và rực rỡ được. Vì vậy, bạn nên trồng hoa giấy ở ngoài sân, nơi có nhiều ánh sáng để thúc đẩy cây phát triển, ra hoa nhiều. 

4 hiểu lầm khi trồng hoa giấy, cứ 10 người thì 9 người làm sai, chẳng trách cây còi cọc, không ra hoa - 4

Ngay cả trong mùa hè, khi cường độ ánh sáng tương đối cao, bạn cũng không cần phải chuyển cây vào nhà, có thể che nắng một chút hoặc không che nắng cũng được, không cần lo lắng nắng sẽ làm cháy cành lá.

Trồng hoa hồng, hoa giấy, hãy bón 5 thứ này chồi non mọc lên, hoa nở rực rỡ