5 thói quen xấu khi trồng hoa, 10 người thì 9 người phạm phải, hãy sửa nhanh kẻo chỉ còn chậu rỗng

Nếu mắc phải những lỗi sai này, bạn hãy sửa ngay đi, nếu không thì trồng chậu nào sẽ chết chậu đấy.

Tưới cây bằng nước máy

Hoa, cây cảnh chết phần lớn là do tưới nước không đúng cách, có chết vì khô hạn, có chết vì ngập úng, có chết vì tưới loại nước không phù hợp. Vì vậy nếu muốn trồng hoa tốt, trước tiên bạn phải học cách tưới nước cho cây.

Các chuyên gia khuyên rằng không nên dùng nước máy để tưới cây. Nguyên nhân là do nước máy chứa nhiều clo, rất dễ tích tụ khi đổ vào chậu hoa, lâu ngày dễ khiến đất bị cứng lại. Khi tưới nước, nước sẽ không thể thấm vào sâu bên trong mà cứ đọng lại trên bề mặt, rễ cây không thể hấp thụ cũng như không thể thở được, lâu dần sẽ bị thối rễ. Tốt hơn hết, bạn nên để nước máy ngoài không khí qua một đêm cho bốc hơi hết khí clo rồi hẵng dùng để tưới cho cây.

5 thói quen xấu khi trồng hoa, 10 người thì 9 người phạm phải, hãy sửa nhanh kẻo chỉ còn chậu rỗng - 1

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thói quen của từng loại hoa và cây cảnh để có lượng nước tưới và tần suất tưới nước sao cho phù hợp. Bởi có loại ưa khô hạn, có loại lại rất thích uống nước, có loại không được tưới lên lá mà chỉ được tưới đẫm vào gốc,…

“Bài thuốc” dân gian chỉ nên nghe một phần, tin một phần

Trong các hội nhóm trồng hoa sẽ thường xuyên chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm, bí quyết trồng hoa như pha một số loại nước phân bón như nước vo gạo lên men, nước vỏ trái cây, nước đậu nành,… Trên thực tế, sau khi lên men hoàn toàn thì chúng mới có thể trồng hoa, có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng nhất định.

5 thói quen xấu khi trồng hoa, 10 người thì 9 người phạm phải, hãy sửa nhanh kẻo chỉ còn chậu rỗng - 3

Thế nhưng, vì chúng ta đều là dân nghiệp dư nên không thể kiểm soát quá trình lên men có thành công hay không. Nếu sử dụng phân bón và nước chưa lên men hoàn toàn thì dễ gây thối rễ cây.

Một số người dùng bia, giấm,… để tưới cây, nhưng bạn cũng cần lưu ý không được tưới trực tiếp cho cây mà phải pha loãng với nước thì mới dùng được, nếu không tưới chậu nào sẽ chết chậu đó. Vì vậy với những kinh nghiệm dân gian, bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng, không nên học theo nửa vời nếu không sẽ gây hại cho cây.

Thay chậu ngay sau khi mua cây về

Các chuyên gia khuyên rằng nên thay chậu, thay đất cho cây sau khi đưa nó từ chợ hoa về nhà. Nguyên nhân là do chất dinh dưỡng trong chậu có hạn, cần phải thay đất mới để cây phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên thay chậu ngay lập tức mà hãy đợi khoảng 15-30 ngày, khi cây thích nghi được với môi trường sống rồi hẵng tiến hành. Nếu thay chậu ngay thì chỉ sau vài ngày lá sẽ vàng, thậm chí là chết.

5 thói quen xấu khi trồng hoa, 10 người thì 9 người phạm phải, hãy sửa nhanh kẻo chỉ còn chậu rỗng - 4

Thay chậu mà không cắt tỉa rễ cho cây

1-2 năm nên thay chậu, thay đất cho cây một lần vì chất dinh dưỡng trong chậu có hạn và để tránh tình trạng nén chặt đất, từ đó giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn. Khi thay chậu, bạn cần phải nhớ cắt tỉa rễ cho cây.

Trong quá trình sinh trưởng, bộ rễ sẽ mọc ra rễ mới, và do chăm sóc không đúng cách mà có thể có một số rễ bị bệnh, thối rữa. Nếu không cắt tỉa khi thay chậu thì mầm bệnh sẽ tiếp tục lây lan và thối rữa.

Đặt chậu cây ở vị trí ngẫu nhiên

Không ít người đặt cây ở vị trí ngẫu nhiên, thích ở đâu thì đặt ở đó mà không biết rằng muốn cây sinh trưởng tốt thì vị trí đặt cây là rất quan trọng. Nếu đặt sai, cây sẽ bị vàng lá, thối rễ và thậm chí là chết cây.

Chẳng hạn như nếu là cây ưa sáng thì bạn không thể đặt trong bóng râm, hay ngược lại. Hoặc có những cây tuy ưa sáng nhưng lại không chịu được ánh sáng trực tiếp, nắng gắt. Do đó, chỉ có chăm sóc theo thói quen sinh trưởng của cây thì cây mới phát triển khỏe mạnh được.

Quanh nhà có 5 cây này không phá gia cũng mất lộc, không phải mê tín mà hoàn toàn có cơ sở cả