Thứ nhất: Hoa dễ bị sâu bệnh
Mặc dù có rất nhiều người thích trồng hoa, nhưng hầu hết mọi người đều thích trồng một số loại hoa dễ trồng, ít sâu bệnh. Một số loại cây có sức sống yếu, dễ bị bệnh và côn trùng gây hại tấn công thì không nên trồng trong nhà kẻo ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn cũng như gây phiền phức cho cuộc sống sinh hoạt.
Chẳng hạn như hoa hồng, tuy nó mang vẻ đẹp quyến rũ, dịu dàng và hương thơm dễ chịu nhưng bất cứ ai từng trồng hoa hồng đều biết loại hoa này rất dễ bị sâu bệnh như nhện nhện, rệp, bệnh phấn trắng,… hết đợt này đến đợt khác, không thể diệt trừ hoàn toàn được.
Nếu để trong nhà sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường, từ đó phá hủy linh khí phong thủy trong nhà. Do đó, loại hoa này cũng dễ bị coi là cây “xui xẻo”, không thích hợp để trồng trong nhà. Nếu muốn trồng, tốt hơn hết bạn nên trồng ngoài vườn, sân thượng hoặc ban công. Một số loại hoa khác dễ thu hút sâu bọ có thể kể đến như hoa dành dành, hoa đăng tiêu,…
Thứ hai: Hoa, cây cảnh bị héo
Ngày nay càng có nhiều người thích trồng hoa để thư giãn tinh thần, tô điểm cho không gian sống. Nhưng để hoa, cây cảnh phát triển tốt không phải là điều dễ dàng. Nếu chăm sóc không đúng cách thì cây rất dễ bị thối rễ, dần khô héo và chết.
Nhiều người không nỡ vứt bỏ vì dù sao họ đã đầu tư rất nhiều, nhưng nếu đặt những chậu cây bị héo, thiếu sức sống trong nhà thì sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn, khiến bạn cảm thấy khó chịu vì bỏ tiền bỏ của mà không thu được thành quả.
Ngoài ra, việc đặt cây cối bị héo rũ trong nhà còn được cho là ảnh hưởng tới tài vận và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Cụ thể, cây bị héo và chết dễ bốc ra mùi hôi khó chịu, thu hút côn trùng và phát tán vi khuẩn ra môi trường sống xung quanh.
Thứ ba: Cây độc
Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài hoa và cây cảnh đẹp nhưng lại có độc, nhưng mọi người đều không biết rằng chúng sẽ vô tình gây hại cho sức khỏe, tức là hoa vượng người không vượng. Bạn có biết đó là loại hoa nào không?
Trên thực tế, cây trúc đào, trạng nguyên, kim tiền, vạn niên thanh, đỗ quyên,… đều có chứa chất độc. Nếu vô tình ăn phải, đặc biệt là trẻ con và vật nuôi trong nhà, có thể gây ngộ độc, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là mất mạng.
Một số loại hoa có mùi hương chứa độc tố có thể kể đến như hoa loa kèn, dạ lý hương,… ngửi nhiều cũng gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thứ tư: Hoa có mùi thơm mạnh
Hầu hết ai cũng thích hoa có mùi thơm, hương thơm thoang thoảng tỏa ra khắp mọi ngóc ngách trong phòng khiến người ta cảm thấy sảng khoái, thư giãn. Tuy nhiên với những loại hoa có hương thơm quá nồng như hoa tulip, hoa sữa, phong lữ thảo, hoa tiên ông,… thì tốt hơn hết bạn nên trồng ở nơi thoáng khí, không gian rộng lớn chứ không nên trồng trong nhà, không khí không lưu thông.
Nguyên nhân là do ngửi những hương hoa này trong thời gian dài có thể gây kích thích thần kinh, khiến người ta choáng váng, đau đầu, lâu ngày dễ dẫn đến mất ngủ, thể chất ngày càng sa sút, hoa nở người không vượng.
Thứ năm: Cây cảnh quá cao, to
Với những hộ gia đình sống ở thành phố, về cơ bản diện tích eo hẹp, ít chỗ trồng hoa, cây cảnh. Nếu chọn những loại cây cảnh quá cao và to, chiếm nhiều diện tích sẽ khiến không gian nhà ở càng chật hẹp.
Hơn nữa, chúng sẽ cản trở ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà, ảnh hưởng đến lưu thông không khí, tăng tính âm trong nhà. Cây quá cao, to sẽ tạo cảm giác trong nhà rất u uất, lạnh lẽo, về lâu về dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
Thứ sáu: Cây có mùi hôi khó chịu
Trên thế giới có đủ loại thực vật kỳ lạ, có loại tỏa hương thơm dễ chịu nhưng cũng có loại có mùi hôi khó chịu dù bề ngoại trông rất đẹp đẽ. Một số loại hoa có mùi hôi khó chịu có thể kể đến như hoa ngũ sắc, cúc vạn thọ, sen cạn, xương rồng sao biển,… Cho nên, bạn không nên cân nhắc khi trồng những loại hoa này trong nhà.