6 thói quen dễ gây ra hỏa hoạn trong nhà, rất nhiều người đang làm sai mà không biết

Không nên cắm quá nhiều thiết bị chung một ổ cắm. Nếu không, có thể ổ điện sẽ không thể chịu được nhiệt từ các thiết bị, tình trạng quá tải sẽ xảy ra, gây nóng và chập điện.

Vụ hỏa hoạn xảy ra tại chung cư mini nằm trong ngõ 29/70 Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) khiến nhiều người xót xa, bàng hoàng. Vụ hỏa hoạn khiến 54 người thương vong (con số vẫn đang được tiếp tục cập nhật). Sau một đêm, không khí tang thương bao trùm căn chung cư, tường nhà ám khói, các cửa sổ cùng nhiều vật dụng cháy đen.

Có thể thấy, những hệ lụy do cháy nổ gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về người và tài sản, đồng thời để lại những hệ lụy thương tâm. Để giảm thiểu rủi ro về cháy nổ, mọi người cần đề cao ý thức của bản thân, đồng thời tránh những thói quen dễ dẫn đến cháy nổ.

1. Đặt các thiết bị điện lớn ở gần nhau

Với không gian nhà quả nhỏ, nhiều người thường đặt các thiết bị điện lớn (tivi, tủ lạnh, máy giặt,…) ở gần nhau. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến các thiết bị khó tản nhiệt do không có không gian. Lúc này, chỉ cần một thiết bị bị rò rỉ điện, tạo tia lửa điện thì rất dễ gây cháy lan sang các thiết bị khác, dẫn đến nguy cơ cháy nổ cực cao.

Ngoài ra, bạn cũng không nên cắm quá nhiều thiết bị chung một ổ cắm. Nếu không, có thể ổ điện sẽ không thể chịu được nhiệt từ các thiết bị, tình trạng quá tải sẽ xảy ra, gây nóng và chập điện. Do đó, tốt hơn hết nên lắp đặt ổ điện hợp lý quanh nhà, chia riêng biệt để đảm bảo an toàn.

6 thói quen dễ gây ra hỏa hoạn trong nhà, rất nhiều người đang làm sai mà không biết - 1

2. Không nên cắm, sử dụng dây điện, ổ điện quá cũ

Nếu dây điện, ổ điện quá cũ rất có thể bị hở, dẫn tới nguy cơ bị điện giật cao. Ngoài ra, nếu nhiệt từ dây điện tiếp xúc với các vật dễ cháy, nguy cơ cháy nổ rất cao. Vì vậy, nếu thấy ổ điện hay dây điện quá cũ, bạn đừng tiếc tiền thay dây/ổ điện mới để đảm bảo an toàn cho gia đình.

3. Không rút các thiết bị điện khi không sử dụng

Rất nhiều người chủ quan, không rút các thiết bị điện khi không sử dụng. Điển hình nhất là cắm củ sạc điện thoại, máy tính trong ổ cắm để tiện dùng cho lần sau.

Tuy nhiên, chập cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu không phát hiện và dập lửa kịp thời thì hậu quả khó mà cứu vãn được. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên vừa dùng vừa sạc điện thoại để tránh bị cháy nổ.

4. Sạc xe điện qua đêm

Với xe đạp điện, cần cắm sạc 4-6 tiếng để năng lượng vào đầy bình, còn với xe máy điện cần 6-8 tiếng. Vì vậy, nhiều người đã chọn cắm sạc xe điện qua đêm.

Nếu xe có chức năng ngắt điện khi sạc đầy pin, bộ sạc chính hãng đồng bộ với xe và ở trong tình trạng tốt, việc cắm sạc qua đêm là hoàn toàn có thể. Nhưng nếu sản phẩm kém chất lượng, sử dụng bộ sạc không đúng thông số, không đảm bảo chất lượng thì có thể gây chập cháy hoặc nổ bình điện, gây cháy nổ.

Ngoài ra, tuyệt đối không nên để xe cộ, các thiết bị chứa xăng dầu gần với khu vực nấu nướng. Nếu không, lửa có thể bén sang các thiết bị liền kề, gây cháy nổ.

6 thói quen dễ gây ra hỏa hoạn trong nhà, rất nhiều người đang làm sai mà không biết - 3

5. Đang nấu bếp nhưng lại đi làm việc khác

Lơ là khi nấu ăn là một trong những nguyên nhân gây cháy nổ. Chỉ cần lơ đễnh là lửa có thể bắt sang những đồ vật xung quanh. Cho nên, khi nấu ăn bạn nên tập trung, cần kiểm tra bếp, bình gas sau khi nấu ăn và trước khi đi ra ngoài.

Bên cạnh đó, cần tránh đặt những vật dụng dễ bắt lửa như bột mì, bật lửa, dầu ăn, túi nilong, đồ nhựa,… ở gần bếp để tránh cháy nổ.

6. Không đốt vàng mã

Nếu đốt vàng mã trong nhà, tàn tro có thể bị gió thổi bay, bén vào các đồ dùng khác trong nhà, gây cháy nổ. Vì vậy tuyệt đối không đốt vàng mã trong nhà, đồng thời nên lưu ý với các loại nhang khói, nến… Bạn nên tắt trước khi rời khỏi nhà.

Bên trong máy giặt có một cơ quan nhỏ, mỗi tháng mở ra một lần, quần áo sạch sẽ, thơm tho