Đối với nhiều người, để đèn sáng khi ngủ sẽ tạo cảm giác an toàn và có giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tắt đèn để ngủ giúp mắt, các cơ và dây thần kinh quanh mắt được nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu ngủ dưới ánh đèn trong thời gian dài sẽ khiến bộ phận trên tiếp tục chịu sự kích thích và không được nghỉ ngơi đầy đủ, dẫn đến suy giảm chức năng, làm giảm thị lực nhanh chóng.
Ảnh minh họa
Trong một nghiên cứu sâu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng "chiếu ánh sáng xanh vào ban đêm lên cơ thể" có thể làm cho mọi người cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn, một cách tự nhiên nó sẽ gây ra béo phì. Nói một cách chính xác, nó sẽ cho phép chúng ta ăn hơn 26% lượng thức ăn, và cũng làm giảm tiêu thụ năng lượng tới 13%.
Tại thời điểm này, đồng hồ sinh học sẽ khiến cho bạn có cảm giác thèm ăn, kèm theo việc không tiêu hao năng lượng vào ban đêm, sẽ khiến bạn vừa ăn nhiều, vừa khó ngủ, hậu quả là gây tăng cân và nhiều hệ lụy khác.
Dùng đèn ngủ sao cho đúng cách
Nên chọn loại bóng đèn có ánh sáng thiên về màu đỏ, hạn chế ánh sáng xanh. Ảnh minh họa
Nếu cần đèn ngủ, các chuyên gia khuyến cáo nên chọn loại bóng đèn có nhiều ánh sáng thiên về màu đỏ để thay thế cho ánh đèn xanh.
Nguồn ánh sáng từ đèn màu đỏ, hoặc màu ấm, sẫm khi chiếu vào cơ thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự tiết melatonin trong cơ thể. Nếu không, bạn không thể ngủ ngon, mất ngủ, và nếu bạn đói và ăn nhiều hơn, bạn sẽ dễ bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
Lưu ý, cha mẹ có con dưới 2 tuổi nên chú ý nhiều hơn đến việc chọn đèn ngủ hoặc tắt đèn khi ngủ. Bởi khi bật đèn dù là ánh sáng nhỏ cũng có nhiều khả năng bị cận thị hơn đứa trẻ ngủ khi tắt đèn. Một giấc ngủ tốt mới mang lại một sức khỏe tốt, vì vậy, cách tốt hơn để ngủ ngon là bạn nên tắt đèn.