Là một loại phong lan đẹp, mang ý nghĩa sâu sắc, chắc hẳn ai nấy đều muốn sở hữu riêng cho một chậu lan vảy rồng trong nhà. Thay vì ra cửa hàng mua cây trồng sẵn, hãy dành chút thời gian của mình để tìm hiểu cách trồng và chăm sóc lan vảy rồng đúng chuẩn chuyên gia để cây nhà bạn lúc nào cũng nahận được tình yêu thương giúp chúng lớn mau nhé.
1. Đặc điểm của lan vảy rồng
Lan vảy rồng hay còn được biết đến với những cái tên như lan vảy rắn, vảy cá, tụ thạch tốc, là loại lan thuộc chi lan hoàng thảo. Loại cây này có nguồn gốc ở trên các vùng núi khu vực Đông Nam Á. Và tại Việt Nam, chúng được tìm thấy chủ yếu ở những nơi có khi hậu mát mẻ, cao như các vùng núi. Đặc biệt là các tỉnh Quảng Trị, Gia Lai, Hòa Bình, Sơn La, Kontum,…
Lan vảy rồng thuộc dòng cây thân ngắn với độ dài chỉ khoảng 4 - 7cm và đường kính là 3 – 5cm. Cây thóp nhỏ ở phần gốc và phình ra ở giữa. Một giả hành bình thường sẽ có khoảng 3 đốt. Các giả hành mọc đơn lẻ nhưng lại xếp sát nhau thành từng mảng sẽ tạo cho bạn cảm giác cứng cáp, trông giống như vảy của loài rồng khá đẹp mắt. Giả hành to bằng ngón tay cái, càng to thì hoa mọc càng nhiều. Trên mỗi giả hành còn có một chiếc lá khá dày, cứng và tròn đầu. Thông thường, giả hành nhỏ chỉ có 3 – 10 bông hoa trong khi số lượng bông ở giả hành to lại lên đến con số 15.
Vậy lan vảy rồng ra hoa tháng mấy? Lan vảy rồng đẹp nhất khi ra hoa vào mùa xuân. Hoa có 3 cánh tròn so le nhau và mang sắc vàng rực rỡ, thu hút hơn ở phần nhụy hoa.
Lan vảy rồng có sống được hay không phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc của người sở hữu. Nếu chăm tốt, giò lan phát triển khỏe, hoa lan vảy rồng có thể “chơi” trong 1 tháng. Đối với giả hành yếu hơn, khoảng 7 – 10 ngày là hoa đã tàn. Hương thơm của hoa nhẹ nhàng, dịu êm, rất phù hợp bài trí trong các không gian làm việc, nghỉ ngơi.
Lan vảy rồng có 2 loại là vảy rồng lào và vảy rồng ta. Tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hay thậm chí cả 2 để bày trí trong nhà mình vì theo nhận xét chúng đều đẹp và thơm.
2. Ý nghĩa của cây lan vảy rồng
Nếu như màu lan tím là biểu tượng cho sự ngưỡng mộ, tôn trọng; lan trắng đại diện cho sự tôn kính, trong sạch, thuần khiết; lan hồng duyên dáng, hạnh phúc thì lan vảy rồng lại là biểu tượng cho sự giàu có, sung túc, an vui và trọn vẹn. Mang sắc vàng hoàng kim, sang trọng, quý phái, đặt cây này trong nhà sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ, thể hiện gu thẩm mỹ cao cấp của gia đình.
Ngoài ra, màu vàng còn biểu hiện cho ý chí chiến đấu, nghị lực phi thường khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Do đó, cây lan vảy rồng luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai có nhu cầu tìm kiếm quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhân dịp khai trương, tân gia,.. Tặng một bó hoa lan vảy rồng thay cho lời chúc ý nghĩa, tốt đẹp nhất, là lời cổ vũ người thân khi gặp áp lực trong công việc.
3. Cách trồng lan vảy rồng
Là một loại phong lan đẹp, mang ý nghĩa sâu sắc, chắc hẳn ai ai đều muốn sở hữu riêng cho một chậu lan vảy rồng trong nhà. Thay vì ra cửa hàng mua cây, hãy dành chút thời gian của mình để tìm hiểu cách trồng lan vảy rồng đúng chuẩn chuyên gia để lan vảy rồng nhà bạn lúc nào cũng nhận được tình yêu thương giúp chúng lớn mau nhé.
Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt tay vào trồng cây, đó là chọn cây. Cây đạt chuẩn, phù hợp để trồng là những loại cây có nhiều giả hành có lá. Nên chọn bộ rễ là hàng khô, nếu thấy bộ rễ bị ướt nhách thì khả năng lan đã bị ngâm nước và không tốt cho trồng sau này.
Sau đó, bạn cần lựa chọn giá thể thích hợp cho lan vảy rồng. Một số gợi ý về giá thể có thể kể đến như: Khúc gỗ, hoặc lũa càng cứng càng tốt. Gỗ nên được bóc vỏ và mài nhẵn để giúp sạch mầm bệnh và không để côn trùng có cơ hội làm tổ trên đó. Giá thể có thể là chậu đất nung có nhiều lỗ, bên trong chứa than cục nhỏ bằng hạt mít. Để cây dễ ghép và dễ chăm sóc hơn, hãy dớn miếng trồng lan vảy rồng vào nhé. Cây lan vảy rồng không ưa xê dịch, chúng ngại bị chuyển chậu, thay thế giá thể, do đó đừng thay định kỳ chậu cho cây.
Khi đã mua cây về, bạn cắt bớt rễ đi rồi đem ngâm trong dung dịch kích thích rễ hoặc B1 độ 1 – 2 tiếng rồi tiến hành ghép cành. Trên thực tế, các chuyên gia trồng lan vảy rồng đã chỉ ra sai lầm trong khâu ghép cành cho cây. Thay vì ghép miếng to tiết kiệm thời gian, đẹp mắt, hãy chú trọng hơn vào những miếng ghép cỡ nhỏ, trung bình có đặc tính ổn định hơn, dễ dàng biến tạo thế khi ghép.
Trong quá trình ghép vảy rồng, đảm bảo rằng gỗ rễ miếng vảy rồng cách khúc gỗ giá thể chừng 0,5cm để cây ra rễ dễ dàng hơn. Hoặc bạn có thể dùng miếng gỗ nhỏ chèn giữa gỗ và gốc của cây. Sau đó dùng dây cố định chúng lại với nhau để đảm bảo khi tưới nước hay có gió thổi cây sẽ không bị lung lay.
4. Cách chăm sóc lan vảy rồng đúng chuẩn chuyên gia
- Nước: Do đặc trưng giá thể thuộc loại gỗ không cần xơ dừa, dớn lót nên cứ thoải mái tưới từ 2 – 4 lần/ngày. Tần suất đều đặn này sẽ giúp cây được cung cấp đủ lượng nước và độ ẩm để đâm rễ.
- Ánh sáng: Sau khi mà cây ra rễ thì cần đưa lan vảy rồng tắm nắng vì loài này thuần có thể chịu nắng trực tiếp thời gian dài trong ngày, thậm chí đủ nắng mới ra hoa được, hoa nhiều, đạm màu, bền lâu.
- Bón phân: Vào thời điểm cây đã ra rễ, bạn nên tiến hành bón NPK 30-10-10 hoặc NPK 20-20-20 đều đặn 5 – 7 ngày một lần. Ngay cả khi hoa tàn, bạn vẫn nên tiếp tục bón NPK như khi cây trưởng thành.