Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc

Cây ngũ gia bì là loại cây cảnh được trồng rất phổ biến hiện nay như một loại cây cảnh, từ đó mang đến khả năng xua đuổi côn trùng có hại cũng như cải thiện phong thủy cho ngôi nhà của bạn.

Cây ngũ gia bì là loại cây cảnh vô cùng quen thuộc đối với nhiều người. Loài cây này có tên khoa học là Schefflera arboricola, thuộc họ Cuồng cuồng. Nó thường được trồng để làm cảnh với mục đích trang trí nhà cửa, mang lại sự thư giãn, mát lành cho không gian xung quanh.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 1

Sở dĩ loài thực vật này lại có tên gọi là ngũ gia bì xuất phát bởi chính cấu tạo độc đáo của nó. Cây ngũ gia bì là loài thực vật thân thảo, có chiều cao tối đa khi trưởng thành từ 2-4m. Thân cây có khá nhiều gai nhọn, lá có dạng hình trứng mọc kép chân chim thành từng cụm từ 5-8 lá màu xanh lục, chiều dài từ 4-6cm.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 2

Cây ngũ gia bì còn được dân gian gọi với nhiều tên gọi khác nhau như ngũ gia bì gai, cây chân chim, cây sâm nam. Loài thực vật này rất ưa thích khí hậu nóng ẩm cho nên phù hợp để trồng ở nước ta cũng như một số quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 3

Cây ngũ gia bì hiện nay được biết đến rộng rãi với 3 chủng loại đó là ngũ gia bì gai, ngũ gia bì cẩm thạch và ngũ gia bì hương. Trong đó ngũ gia bì gai là loài cây được trồng làm cảnh khá phổ biến; ngũ gia bì cẩm thạch ít phổ biến ở nước ta nhưng cũng được trồng làm cây cảnh; và ngũ gia bì hương hay tế trụ gia bì là loài có dược tính cao nhất, được trồng làm dược liệu.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 4

Theo Đông y, từ xa xưa cây ngũ gia bì đã là một dược liệu quý với nhiều công dụng như chữa trị đau nhức xương khớp, mạnh gân cốt, tăng cường trí nhớ, bồi bổ cơ thể, giảm đau, hạ sốt và còn nhiều công dụng hữu ích khác,... Một số tỉnh thành còn dùng lá cây ngũ gia bì để nấu như một loại rau nhằm tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 5

Người dân thường trồng rộng rãi cây ngũ gia bì, đặc biệt là tại các vùng quê để giúp trang trí nhà cửa và không gian xung quanh. Đặc biệt loài cây này còn được mệnh danh là “khắc tinh của muỗi”, có khả năng xua đuổi loài côn trùng có hại này không cho chúng sinh sôi trong ngôi nhà của bạn.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 6

Bên cạnh đó, cây ngũ gia bì có khả năng thanh lọc không khí, bụi bẩn đáng kinh ngạc. Do đó đây là một trong những loại cây cảnh hàng đầu được nhiều người ưa thích, thường xuất hiện trên bàn làm việc, bàn học, giá để sách tại nhiều văn phòng, trường học, công ty,...

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 7

Cây ngũ gia bì cũng là một loại cây phong thủy hữu ích, giúp mang lại may mắn và thu hút tài lộc về cho gia chủ. Theo triết học Phật giáo, loài cây này đại diện cho 5 nguyên tố cơ bản trong cuộc sống gồm nước, lửa, đất, gió và không khí, thường được trang trí trong các ngôi đền, các công trình kiến trúc khác nhau như một biểu tượng giúp bảo vệ và mang lại điều tốt lành.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 8

Đối với văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam, cây ngũ gia bì đại diện cho 5 đức tính tốt đẹp của con người đó là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Ngoài ra nó còn là loài cây biểu tượng cho sự đoàn kết, hòa thuận giữa các thành viên trong một gia đình, giúp củng cố tài lộc, quản lý tiền bạc và mang đến sự thịnh vượng.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 9

Cây ngũ gia bì cũng rất dễ trồng và chăm sóc, có thể chịu được nhiều điều kiện thời tiết bất lợi. Loại cây này có thể được trồng bằng hạt giống hoặc thông qua phương pháp giâm, chiết cành. Trong đó giâm cành là phương pháp hiệu quả nhất và giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 10

Trong quá trình trồng cây, bạn cần chuẩn bị đất trồng nhiều dinh dưỡng, có pha xơ dừa, trấu hoặc phân NPK để đảm bảo tơi xốp và khả năng thoát nước. Đất trồng được cho vào một cái chậu có kích thước không quá lớn, có đục một số lỗ nhỏ để ngăn việc nước bị ứ đọng bên trong.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 11

Đối với cành giâm, bạn nên lựa chọn cành cây ngũ gia bì có độ dài từ 15-20cm, trên cành có sẵn nhiều mắt và không bị quá già hoặc quá non để đảm bảo có thể sinh trưởng tốt nhất. Cành cây có thể được mang đi ngâm trong dung dịch kích rễ khoảng 30 phút, sau đó giâm cành cây đó vào trong chậu đã chuẩn bị đất ở trên với độ sâu khoảng 8-10cm rồi tưới nước như bình thường, đặt ở nơi râm mát.

Cây này là “khắc tinh” của muỗi, chỉ cần cành cắm xuống đất là mọc lên tua tủa, không mất công chăm sóc - 12

Chỉ sau khoảng 3 tuần, cành non sẽ có thể ra rễ và phát triển thành cây mới. Thường xuyên tưới nước cho cây để giúp nó lớn nhanh và ra nhiều lá. Khi cây đã to lớn hơn, bạn có thể tiến hành thay chậu mới cho cây để giúp nó tiếp tục sinh trưởng. Lưu ý rằng cây ngũ gia bì không ưa ánh nắng quá mạnh và không cần tưới nước quá nhiều.

6 loại hoa này như thần hộ mệnh của ngôi nhà, vừa diệt khuẩn, khử mùi hôi lại giúp bạn ngủ ngon hơn