Cồn có tác dụng làm sạch, diệt khuẩn tuyệt vời nhưng đừng dùng nó lau 10 thứ này kẻo hỏng

GĐXH – Các loại thớt sử dụng trong nhà bếp cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc vào thức ăn nên với 3 loại thớt này, hãy vứt bỏ ngay.

Lưu ý khi dùng các loại thớt

* Thớt gỗ bị nứt, mốc

Thớt gỗ mang xu hướng tự nhiên, được dùng nhiều vì có độ bền cao. Thớt gỗ cũng cần được vệ sinh và bảo quản đúng cách vì dễ có vết nứt, bị nấm mốc.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, nấm mốc trên thớt gỗ là nguồn sản sinh ra aflatoxin là chất có thể gây ung thư. Các vết nứt xuất hiện trên bề mặt không được vệ sinh cũng là nơi cho vi khuẩn tích tụ, xâm nhập vào thức ăn. Do đó, khi thấy thớt gỗ có dấu hiệu nứt, mốc cần thay thế luôn.

Người dân nên rửa kỹ ngay sau khi dùng để thái bất cứ thực phẩm nào, nhất là thịt, cá. Bởi ngoài việc sản sinh nấm mốc nhanh chóng, nếu không rửa kỹ bề mặt còn khiến thớt có mùi hôi thối khó chịu do sự phân giải chất dinh dưỡng trong đó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

* Thớt nhựa bị trầy xước quá nhiều hoặc quá cũ

Ngày nay, thớt nhựa ngày càng được dùng phổ biến hơn trong các gia đình. Giá thành của thớt rẻ, dễ vệ sinh nhưng dùng một thời gian lại dễ xuất hiện các vết xước trên bề mặt. Nếu không được vệ sinh cẩn thận, đâu chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc…

Khi chúng ta dùng thể thái, cắt thực phẩm, nhất là đồ nóng thì các hạt nhựa cũng có thể thẩm thấu vào thức ăn, tạo ra độc tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do vậy, dùng thớt nhựa cần phải vệ sinh kỹ, bỏ ngay khi có quá nhiều vết xước kèm thêm vết bẩn khó loại bỏ để đảm bảo an toàn thực phẩm.

* Thớt kim loại bị gỉ sét

Điểm nổi bật của loại thớt kim loại là dễ vệ sinh, không thấm nước. Vậy nhưng, thớt nhôm hoặc inox kém chất lượng qua thời gian có thể bị oxy hóa và xuất hiện gỉ sét.

Khi dùng thớt bị gỉ sét để thái thực phẩm, nhất là thực phẩm chua hoặc mặn, các mảng gỉ này có thể thẩm thấu. Việc tiêu thụ thực phẩm có lẫn oxit kim loại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Sau khi sử dụng thớt để nên vệ sinh ngay.

Cách vệ sinh thớt tự nhiên

Theo khuyến cáo, tốt nhất dùng khoảng 1 - 2 năm, bạn nên thay thớt mới ngay cả khi chưa có hư hỏng hoặc thay mới ngay khi có dấu hiệu nấm mốc, trầy xước nhiều, có mùi lạ.

Việc khử trùng thớt để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi là vô cùng quan trọng. Dùng xà phòng rửa bát để rửa thớt có thể sẽ không hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại nước có chứa acid latic như nước chanh hoặc giấm táo có thể làm giảm vi khuẩn trên bề mặt thớt.

Trong nhà bếp đừng cố dùng 3 loại thớt này vì dễ nhiễm amp;#34;độcamp;#34; vào thức ăn và cách vệ sinh thớt tự nhiên cần biết - 2

Theo đó, bạn chà bề mặt gỗ của thớt bằng một miếng chanh hoặc xịt dung dịch khử trùng bạn đã pha lên bề mặt thớt, để trong khoảng 5 phút rồi xả sạch với nước và để khô tự nhiên trong không. Mỗi tuần nên khử trùng thớt ít nhất một lần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể vệ sinh thớt bằng giấm trắng hoặc dung dịch chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn. Vệ sinh thớt bằng giấm vô cùng đơn giản, chỉ cần xịt giấm nguyên chất lên bề mặt thớt rồi dùng giấy khô hay khăn lau sạch. Sau đó, bạn để phơi ở nơi thoáng mát. Giấm có tính tẩy rất mạnh nên sẽ tẩy được mùi hôi trên thớt.

Cồn có tác dụng làm sạch, diệt khuẩn tuyệt vời nhưng đừng dùng nó lau 10 thứ này kẻo hỏng