Dâu tây có tên khoa học là Fragaria × ananassa, là loại trái cây có xuất xứ từ châu Mỹ, được các nhà khoa học châu Âu lai tạo để trở thành loại dâu tây ngon miệng, màu đỏ tươi cực kỳ phổ biến trên khắp thế giới ngày nay. Dâu tây khi chín hoàn toàn không chỉ có màu đỏ, mà còn rất mọng nước và có vị ngọt lịm. Nó được sử dụng rất nhiều để làm mứt, làm bánh ngọt, nước ép và phục vụ một số ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm khác.
Dâu tây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, có khả năng chống oxy hóa, ổn định đường huyết, bảo vệ hệ tim mạch và cải thiện cân nặng tốt hơn. Chính vì lẽ đó mà nhiều người rất muốn trồng loại trái cây này trong vườn nhà, không chỉ để làm đẹp không gian xung quanh, giúp thư giãn mà còn có được một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để sử dụng hàng ngày.
Vậy thì cách trồng dâu tây sẽ được thực hiện như thế nào, bạn có thể tham khảo theo từng bước chi tiết dưới đây:
Cách trồng dâu tây trong chậu đúng kỹ thuật
Biết được những đặc điểm về sinh trưởng của dâu tây chính là chìa khóa giúp trồng loại quả này thật dễ dàng và mang lại năng suất cao.
1. Thời điểm lý tưởng để trồng dâu tây
Thời điểm tốt nhất để trồng dâu tây nên bắt đầu từ tháng 10 hàng năm. Bởi đây là thời điểm mùa mưa gần kết thúc, lại đang là mùa thu là mùa dâu tây phát triển thuận lợi nhất, cây sẽ ra rễ khỏe hơn, có thể chống chịu được với cái lạnh giá mùa đông mà vẫn phát triển hiệu quả, cho ra trái quanh năm. Tuy nhiên một số giống dâu tây khác chỉ nên trồng vào mùa xuân hoặc mùa hè, do chúng không cho ra trái quanh năm mà chỉ cố định tại một số thời điểm.
2. Lựa chọn giống dâu tây
Giống dâu tây phổ biến và dễ trồng nhất tất nhiên là giống dâu tây thông thường có khả năng ra trái quanh năm suốt tháng. Giống này có tuổi thọ lên đến 5 năm, thích hợp với khí hậu ôn hòa hoặc nhiệt đới, khả năng thích nghi tốt, ra hoa và trái liên tục nên rất được yêu thích. Bạn có thể tìm mua dễ dàng loại giống này tại các cửa hàng nông sản trên toàn quốc.
Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn các giống dâu tây ra hoa theo mùa khác như giống dâu Alpine, Bearing hay Hana. Những giống này thường chỉ được trồng vào mùa xuân hoặc mùa hè, kết trái có thể thu hoạch được chỉ sau 2-3 tháng. Tuy nhiên chúng chỉ được dùng để làm nguyên liệu chế biến món ăn là chính, chứ hương vị không thể ngon như loại dâu tây mọc quanh năm.
3. Lựa chọn đất trồng
Dâu tây ưa thích được trồng trên những loại đất giàu dinh dưỡng, có thể là đất thịt, đất nhiều mùn hoặc các loại đất được trộn thêm xơ dừa, phân ủ hoại. Ngoài ra các loại đất này cần có độ tơi xốp tốt và khả năng thoát nước dễ dàng để tránh gây ngập úng cho cây khi trồng.
4. Kỹ thuật trồng dâu tây trong chậu
Công đoạn trồng dâu tây trong chậu sẽ được thực hiện qua các bước như sau:
- Hạt giống dâu tây khi mua về sẽ được mang đi ngâm trong nước ấm trong khoảng từ 4-6 tiếng. Sau đó mới đem hạt đi gieo xuống đất trồng trong chậu, phủ lên trên bề mặt đất một ít xơ dừa hoặc rơm khô.
- Đặt chậu cây chứa hạt giống dâu tây tại những nơi khô ráo, thoáng mát và có ánh sáng để giúp hạt nhanh nảy mầm và tạo thành cây non.
- Thường xuyên tưới nước dưỡng ẩm cho cây để giúp cây mau lớn và ra hoa.
Chăm sóc dâu tây thế nào cho đúng?
Sau khi đã hoàn tất công đoạn trồng dâu tây, việc chăm sóc sẽ là điều nên thực hiện thường xuyên để giúp cây mau lớn, khỏe mạnh và ra trái như ý muốn.
1. Lượng nước tưới
Dâu tây không cần quá nhiều nước để phát triển, bạn chỉ nên tưới nước ít nhất 1 lần/ngày vào buổi sáng sớm hoặc khi chiều tối. Khi tưới cần phun lên bề mặt đất trồng, không tưới quá nhiều để tránh gây ngập úng cho cây.
2. Điều kiện ánh sáng
Dâu tây vốn là loài thực vật ưa ẩm, do đó chúng chỉ cần được đáp ứng điều kiện ánh sáng ở mức cơ bản đủ để quang hợp, không nên cho chúng tắm nắng quá lâu có thể khiến lượng ẩm trong đất bị mất đi dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
3. Bón phân
Hãy bón phân cho cây vào trước mỗi đợt trồng mới hoặc sau khi đã kết thúc một đợt thu hoạch nhằm giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho đất trồng. Bạn có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoặc phân NPK để cải thiện chất lượng cho đất.
4. Phòng ngừa sâu bệnh
Thường xuyên quan sát để phát hiện các nguy cơ sâu bệnh, côn trùng có thể tấn công cành lá, khiến cây suy yếu và kém phát triển. Ngoài ra bạn cũng cần cắt tỉa bớt những cành lá bị bệnh, bị khô héo để giúp cây tập trung dinh dưỡng cho việc nở hoa và kết trái.
5. Thu hoạch
Chỉ sau 2-3 tháng sau khi bắt đầu trồng, dâu tây sẽ phát triển đến mức có thể thu hoạch được. Bạn chú ý quan sát màu sắc của trái, khi thấy trái chuyển sang màu đỏ tươi hoàn toàn thì tức là đã chín. Bạn có thể sử dụng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều loại thực phẩm hữu ích.
6. Tách nhánh cây để trồng mới
Do là loài thực vật dây leo, cho nên dâu tây sẽ phát triển các nhánh cây của nó rất mạnh mẽ. Các nhánh này nếu đạt mức phát triển phù hợp sẽ có thể trở thành một cây dâu tây hoàn toàn mới. Do đó mà bạn nên tách rời các nhánh cây này để trồng chúng trong các chậu mới riêng biệt nhằm giúp nhân giống dâu tây hiệu quả hơn.
Hãy đợi cho nhánh phát triển tốt nhất khi có rễ đâm sâu dưới đất mà không cần sự chu cấp dinh dưỡng từ cây mẹ. Khi này bạn sẽ tiến hành tách nhánh để trồng riêng để tạo thành cây mới mà không ảnh hưởng đến sự ra trái của cây mẹ.