Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp

Giờ đây, khu vườn của chị ngập tràn rau trái với hơn 60 loại, ăn quanh năm không hết. 

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất “gió lào, cát trắng” Quảng Bình, từ nhỏ chị Nguyễn Thị Lan (41 tuổi, hiện sống tại Thanh khê, Đà Nẵng) đã phụ mẹ cuốc đất trồng rau. Sau khi lớn lên, chị vào thành phố Đà Nẵng học tập, làm việc và lập gia đình nên cơ hội để cầm cuốc, gieo hạt cũng ít dần đi. 

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 1

Sau đó, thấy môi trường ngày càng ô nhiễm, thực phẩm bẩn, rau bẩn, rau phun thuốc,... tràn lan thì trong chị lại thôi thúc việc trồng rau sạch tại nhà để ăn, giúp bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình. Rồi thấy rác thải nhà bếp rất nhiều, nhà ở phố lại không có vật nuôi nên chị quyết tận dụng chúng để làm vườn sân thượng. 

Sau mỗi bữa ăn rác thải nhà bếp rất nhiều. Ở thành phố nhà tôi lại không nuôi con gì. Tôi mới nghĩ tại sao mình không dùng rác này để trồng cây nhỉ, thế là niềm yêu thích trồng cây trong tôi trỗi dậy”, chị Lan chia sẻ. 

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 3

Vườn nhà tuy nhỏ nhưng ngập tràn rau xanh, ăn quanh năm không hết

Năm 2019, khu vườn sân thượng ở tầng 5 của chị Lan hình thành với diện tích 20m2. Ngoài ra, chị còn tận dụng sân phơi nhỏ phía dưới (rộng khoảng 12m2) để nuôi gà (gồm 11 con gà) và trồng rau. “Chi phí ban đầu không đáng là bao nhiêu vì tôi dùng thùng xốp, cái này người bán trái cây cho, rồi tận dụng thêm thùng sơn nữa. Tôi chỉ mua đúng 8 cái khay nhựa hết cỡ 700 nghìn thôi”, chị Lan nói. 

Vì nhà cao, nên chị gặp không ít khó khăn khi bưng bê vật dụng làm vườn lên sân thượng. Cũng may chị có ông xã hết mực thương yêu, ủng hộ, giúp đỡ rất nhiều trong việc làm vườn. Lúc thì anh bưng bê, lúc thì anh làm giàn rồi cùng vợ trộn đất trồng rau. Đất để làm vườn thì một phần chị mua ở tiệm, một phần đi xin khi hàng xóm đào móng làm nhà. 

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 4

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 5

Khu vườn ban đầu. 

Mặc dù là con nông dân, từng phụ bố mẹ làm ruộng, trồng cây nhưng chưa bao giờ làm hết các công đoạn nên khi làm vườn trên sân thượng, chị cũng phải lên mạng mày mò, tham khảo mấy kênh hướng dẫn trồng rau và các hội nhóm yêu cây để học hỏi thêm kinh nghiệm. 

Khu vườn ban đầu chỉ trồng những loại rau xanh theo mùa, nhưng hiện tại sau gần 4 năm, chị đã thử sức với nhiều loại cây khó hơn như dưa lê, dưa lưới, nho, cà chua leo giàn bạch tuộc,... Giờ đây khu vườn của chị ngập tràn rau trái với hơn 60 loại, ăn quanh năm không hết. 

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 6

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 7

Khu vườn sau khi chị Lan cải tạo lần 1. 

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 8

Khu vườn hiện tại với hơn 60 loại rau củ. 

Cụ thể, khu vườn sân thượng của chị Lan có các loại rau ăn hàng ngày, rau gia vị, cây ăn quả như dâu tây, táo, ổi, bưởi,... Ngoài ra, chị còn trồng thêm ít chậu hoa cẩm cù, hoa cúc để tô điểm thêm. 

Chia sẻ về khu vườn của mình, chị Lan cho biết khoảng sân nhỏ phía dưới chị tận dụng để nuôi gà. Phía trên chuồng gà chị trồng những loại rau chịu nắng ít như rau cải, rau lang, rau gia vị như diếp cá,... vì khu vực này có nắng ít, chỉ có nắng buổi sáng. 

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 9

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 10

Hiện chị đang nuôi 11 con gà để cung cấp trứng, trên chuồng gà cũng được tận dụng để trồng rau. 

Phía trên một chuồng gà khác, chị trồng những loại cây bền ngày như đậu đũa, bí xanh,.. để làm mát chuồng gà bên dưới. Dọc cầu thang đi lên sân thượng tầng 5, mẹ đảm trồng mướp đắng trong những thùng sơn, ớt chuông, hoa thiên lý, bắp Nù Hà Giang. 

Trên khu vườn sân thượng chính, chị trồng dưa leo, mướp hương quả ngắn, súp lơ trắng, bắp cải, chanh, rau ngót, rau muống, cà chua,... Vì vườn hẹp nên chị ưu tiên trồng trong chậu nhỏ, chậu treo để tiện di chuyển và tiết kiệm diện tích. Bên cạnh đó, chị còn trừ lại một khoảng không nhỏ ở chính giữa, đặt một bộ bàn ghế ở đó để các con lên chơi, ngồi nghỉ ngơi, ngắm vườn rau. 

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 11

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 12

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 13

Chị tận dụng lối đi lên cầu thang để trồng dưa lưới, ớt chuông, ngô, mướp đắng,...

Mẹ đảm mách cách sử dụng rác thải nhà bếp để trồng rau

Để có vườn rau xanh mướt mắt như bây giờ, chị Lan cũng từng trải qua không ít khó khăn, thất bại. Chị Lan chia sẻ: “Hồi mới đầu tôi ham lắm, cái gì cũng mua như trấu sống, trấu hui, nấm, phân, hạt giống,... Về trộn đất, ủ cả tháng trời giữa mùa hè nắng vỡ cả đầu. 

Trồng rau lượt đầu có vẻ ổn mặc dù chưa tốt um như bây giờ, nhưng sau khi thu hoạch lá xong, cây yếu không lên nổi nữa, lá vàng và ngày càng già đi. Hái ăn thì chát đắng mặc dù bón phân, tưới nước đầy đủ, chăm sóc kĩ lưỡng như chăm em bé ấy. 

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 14

Còn cây rau cho quả như mướp, cà chua thì lên được mỗi cây một quả thì mừng hết biết. Ngày nào tôi cũng ra soi, ngó nghiêng mà hình như nhìn miết quả nó sợ không chịu lớn hay sao ấy, được vài ngày thì vàng rồi rụng mất. Cây ăn quả thì hoa nở đầy chậu mà không đậu quả nào dù tôi bón phân đủ kiểu. 

Khổ nhất là vào mùa mưa bão, rau nát hết. Giàn tre chồng mới làm xong mà qua một đêm tơi bời luôn, gió thổi bay đâu mất”.

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 15

Sau một thời gian chị mới nhận ra một điều, đó là để cây phát triển tốt thì hệ vi sinh trong đất phải tốt, như vậy bộ rễ mới khỏe, cây mới tươi tốt phát triển nhanh và lướt mọi bệnh tật. Mà hệ vi sinh dồi dào nhất là từ rác thải nhà bếp (vỏ rau củ, đầu cá, đầu tôm,...) nên chị để cho cây nghỉ 1 tháng, rồi đem hết đất trong vườn đi cải tạo lại, ủ đất với rác nhà bếp. 

Đất sau khi cải tạo với rác thải bếp xong, cây trồng ngày càng tốt lên, rau thu hoạch non xanh và bền, đặc biệt là 2 cây bầu ra một lúc hơn 20 trái, ăn không hết còn đi biếu hàng xóm nữa. 

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 16

Sau này chị còn dùng rác thải nhà bếp như vỏ chuối, trứng sữa hết hạn đi ủ phân dạng nước để bón, bổ sung kali cho cây giúp cây đậu trái. Rồi chị còn tự ủ dòng phân giàu đạm như đầu cá, bã đậu nành (xin ở chợ về) để bón cho cây, bổ sung đạm. 

Phân đạm được ủ theo công thức: 3 lít IMO4 (hoặc 1/3 gói men vi sinh emzeo, imunic) + 1 lít mật rỉ đường (cặn của mật mía khi nấu) hòa tan vào 10 lít nước (nước máy để 8 tiếng cho bay hết flo). Đổ vào thùng sơn chứa 5-6 kg đầu cá, tôm (tráng qua nước nếu là cá biển). Trên mặt thùng bỏ thêm 2kg vỏ dứa để giúp phân hủy nhanh hơn. Đậy nắp kín, đặt ở nơi thoáng mát, sau 3 tuần là dùng được. Pha tỷ lệ 1 đạm cá : 20 nước để tưới cây, tuần 2-3 lần.

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 17

Phân kali được ủ theo công thức: 3-4kg vỏ chuối, chuối hỏng + 2 lít IMO4 (hoặc 1/3 gói men vi sinh emzeo) + 0,5 lít mật rỉ đường + 1kg sữa hết hạn + 6-10 quả trứng gà. Chuối xay nhỏ rồi cho tất cả các nguyên liệu vào thùng sơn, trộn đều với 10 lít nước sạch (đã mở bay hết flo), đập kín nắp và để nơi mát 3 tuần là dùng được. Pha với nước loãng với tỷ lệ 1:30, tuần tưới 2-3 lần. 

Vườn cây của tôi dùng hoàn toàn phân tự chế từ rác thải nhà bếp, không dùng phân đi mua ngoài tiệm. Tôi cũng không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Để trừ sâu, tôi thường lấy vỏ cam quýt, dứa ngâm cùng chế phẩm vi sinh IMO, dùng gel đó xịt cho cây. Hay dùng tỏi, ớt, gừng hoặc thuốc lào để ngâm làm thuốc trừ sâu”, chị Lan cho hay. 

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 18

Theo chị Lan, trồng cây trên sân thượng khó và vất vả hơn rất nhiều so với trồng cây ở vườn. Điều quan trọng nhất khi trồng cây trên sân thượng là cần xử lý đất kỹ, sạch mầm bệnh, đất phải tơi xốp, giàu vi sinh. 

Ngoài khâu làm đất ra phải chú ý bón phân đúng giai đoạn của cây, giai đoạn nào cần bón phân chẳng hạn như khi cây ra hoa cần bón phân giàu kali giúp cây đậu trái, khi cây nuôi trái thì cần bón phân đạm,... Hơn nữa, lựa chọn hạt giống cây phù hợp trồng sân thượng, mùa nào cây đó mới cho hiệu cao.

Không tốn một nghìn tiền mua phân bón, mẹ đảm vẫn có vườn rau xanh mướt mát ăn quanh năm nhờ rác thải nhà bếp - 19

Cà chua sai trĩu trịt. 

Ban đầu, chị Lan làm vườn là để phục vụ cho nhu cầu gia đình, nhưng sau một thời gian khi cây đẹp lên, hoa màu bội thu, chồng đã khuyên chị làm kênh Youtube, đặt kênh là “Bà Lan nông dân sân thượng” để chia sẻ với mọi người cách trồng cây từ rác nhà bếp, cũng là một cách để chị lưu giữ kỷ niệm. 

Hiện tại, khu vườn nhỏ trên sân thượng không chỉ là nơi cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình chị mà còn là nơi cả nhà thư giãn sau mỗi ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Là nơi để chị thỏa sức đam mê trồng cây, trồng những cây, loại hoa mình thích và phù hợp với gia đình. Là nơi để các con tìm hiểu về các loại cây, vui chơi, giúp gia đình thêm gắn kết và hiểu nhau hơn. 

Quanh nhà có 5 cây này không phá gia cũng mất lộc, không phải mê tín mà hoàn toàn có cơ sở cả