Những ngày hè nắng nóng nhu cầu lắp đặt điều hòa của các gia đình tăng cao, kéo theo đó là khoản chi phí mua sắm và tiền điện không hề nhỏ cho thiết bị này.
Để giải quyết nắng nóng và tiết kiệm chi phí lắp đặt, nhiều gia đình đã sử dụng phương pháp lắp một chiếc máy lạnh để làm mát cho hai phòng cạnh nhau. Phương pháp này đúng hay sai? Đây là đáp án chuẩn nhất!
Xét về chi phí mua và lắp đặt
Một ưu điểm dễ nhận thấy nhất của việc lắp 1 điều hòa cho 2 phòng là người tiêu dùng chỉ cần phải mua 1 thiết bị điều hòa để lắp cho cả không gian 2 phòng. Như vậy, chi phí có thể giảm đi so với mua 2 thiết bị. Bên cạnh đó, các khâu lắp đặt chỉ cần thực hiện với 1 chiếc điều hòa nên giảm được một số chi phí do không phải thực hiện ở cả 2 phòng.
Phần chi phí sửa chữa, bảo trì cũng chỉ cần thực hiện ở một thiết bị máy lạnh. Như vậy, xét về chi phí mua, lắp đặt, rõ ràng cách lắp 1 máy lạnh cho 2 phòng giúp người dùng tiết kiệm đáng kể.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách lắp đặt này có rất nhiều điểm bất hợp lý. Không chỉ vậy, nếu tính toán kĩ, cách lắp đặt này không hề tiết kiệm chi phí như nhiều người nghĩ.
Lãng phí điện năng tiêu thụ
Thông thường, để làm mát cho một không gian phòng nhất định, bạn chỉ cần lắp máy lạnh với công suất tương ứng với diện tích. Nếu áp dụng cách lắp 1 máy lạnh cho 2 phòng thì bạn cần một thiết bị điều hòa không khí có công suất lớn.
Điều hòa có công suất lớn chắc chắn sẽ tiêu thụ điện năng nhiều hơn. Hơn nữa, nếu trường hợp bạn chỉ cần làm mát ở một phòng thì điều hòa vẫn phải làm mát cho cả hai phòng vì hai phòng thông nhau. Điều này gây tiêu tốn khá nhiều điện năng, rất lãng phí.
Hiệu quả làm mát kém
Với căn phòng diện tích nhỏ, 1 chiếc máy lạnh có công suất nhỏ là đủ dùng. Còn nếu dùng cho 2 căn phòng với diện tích gấp đôi, bạn cần chiếc máy lạnh công suất lớn để làm mát cho cả 2 căn phòng cùng lúc.
Việc lắp điều hòa công suất nhỏ hơn không những không đủ làm mát cho cả 2 phòng mà còn khiến lượng điện tiêu thụ tăng. Chẳng hạn diện tích 2 căn phòng là 70m2, bạn cần chiếc máy lạnh có công suất 18.000BTU. Tuy nhiên, chi phí cho 1 chiếc điều hòa công suất 18.000BTU giá cao hơn 2 chiếc máy lạnh công suất suất 9.000BTU. Nếu bạn vì tiết kiệm tiền mua mà chọn dùng máy có công suất nhỏ hơn khoảng 12.000BTU hay 9.000BTU sẽ khiến thiết bị hoạt động không đúng công suất thiết kế, từ đó làm tiêu hao điện năng và chẳng mát tí nào.
Tốn kém nhiều chi phí
Để có thể lắp điều hòa công suất lớn cho 2 phòng, chi phí để mua thiết bị cũng sẽ tốn kém hơn. Ví dụ một chiếc máy lạnh 9000btu có giá dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Còn nếu bạn muốn lắp 1 máy cho 2 phòng thì cần thiết bị công suất tối thiểu là điều hòa 18000btu, có giá dao động từ 10 triệu - 25 triệu đồng.
Để lắp đặt 1 điều hòa cho 2 phòng, bạn cũng cần thiết kế vị trí lắp đặt, đục tường, việc lắp đặt cũng khó khăn hơn so với thông thường. Vì vậy, chi phí để lắp đặt được 1 máy lạnh cho 2 căn phòng khá tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức. Ngoài ra, việc lắp đặt 1 máy lạnh cho 2 phòng gây mất thẩm mỹ khá lớn cho không gian bởi bạn sẽ phải phá bỏ bớt bức tường thì mới đủ điều kiện lắp đặt. Do vậy, hình thức lắp đặt này được coi là “lợi ít, hại nhiều”, hoàn toàn không nên áp dụng.
Vậy có nên lắp đặt 1 điều hòa cho hai phòng hay không?
Như vậy, theo các phân tích ở trên, việc lắp 1 điều hòa cho 2 phòng không những không giúp gia đình của bạn tiết kiệm mà còn gây lãng phí nhiều hơn. Các chi phí để mua thiết bị, chi phí lắp đặt đắt đỏ hơn và đặc biệt là tiêu tốn nhiều điện năng dù hiệu quả làm mát kém hơn.