Nuôi 2 loại cây ăn quả này, không chỉ để ngắm cảnh mà còn có quả ăn sau 3 năm

2 loại cây này dễ trồng, cho quả nhiều ăn không hết.

1. Trồng thanh long

Thanh long đang dần trở thành một loại trái cây ưa thích của nhiều người bởi nó ngon, bổ và rẻ. Quả thanh long có tác dụng ngừa lão hóa, chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường, đẹp da, trị mụn trứng cá…

Không chỉ vậy, thanh long trồng trong chậu đặt trong vườn nhà hoặc ban công vừa có thể làm cây ăn quả, vừa có thể làm cảnh. Phương pháp trồng như sau: 

Nuôi 2 loại cây ăn quả này, không chỉ để ngắm cảnh mà còn có quả ăn sau 3 năm - 1

Đất

Thanh long thuộc loại cây ưa sáng và rễ nông nên đất trồng phải thông thoáng, không ngập nước vào mùa mưa, lũ. Cây không bị che lấp ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng. Nước tưới không được nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Nước

Hôm sau khi đặt cây cần phải tưới nước thường xuyên 2 lần /ngày (không tưới quá nhiều vì nước sẽ thối gốc). Khi cây đã sinh trưởng, phát triển tuỳ theo điều kiện thời tiết mà tưới nước cho cây, không được để quá khô cũng không tưới quá ẩm, chú ý thoát nước khi mưa lũ.

Nuôi 2 loại cây ăn quả này, không chỉ để ngắm cảnh mà còn có quả ăn sau 3 năm - 3

Bón phân

Sau khi trồng thanh long được khoảng 2 tuần, tiến hành bón lót đợt đầu bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 - 2 tháng lại tiến hành bón đợt tiếp theo cho cây. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ và vun xới cho thanh long.

Nếu chăm sóc tốt, sau 1 năm trồng thanh long sẽ cho thu hoạch bói, 3 năm bắt đầu có quả nhiều. Quả có thể thu hoạch được từ 29 - 31 ngày sau khi hoa nở. Sau khi trái chuyển màu từ xanh qua đỏ được độ 3 ngày thì dùng liềm hay dao cắt.

2. Chanh leo

Chanh dây hay chanh leo được biết tới là một loại quả giải khát trong mùa hè nóng nực. Độ chua thanh mát ở ruột chanh leo giúp giải khát rất hiệu quả. Đối với các nước phương Đông, chanh leo lại là một loại quả gia vị không thể thiếu trong mỗi món Âu, đặc biệt là các loại bánh, đồ tráng miệng.

Đây cũng là một loại quả, cây trồng cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, việc trồng chanh leo thực tế lại không quá phức tạp như nhiều người vẫn thường nghĩ. Bạn có thể trồng chanh leo vào trong chậu, vừa thu hoạch quả vừa để làm cảnh. 

Nuôi 2 loại cây ăn quả này, không chỉ để ngắm cảnh mà còn có quả ăn sau 3 năm - 4

Đất:

Cây chanh leo không kén đất trồng và dễ dàng phù hợp với mọi loại đất ở mọi địa hình khác nhau. Đất trồng cần phải được làm sạch cỏ, cào bằng, xới tơi xốp. Đặc biệt, mặc dù cây cần đủ nước nhưng nếu bị ngập úng sẽ khiến thối rễ và ảnh hưởng dinh dưỡng cây. Chính vì vậy, cần làm các rãnh thoát nước để hạn chế tình trạng đất bị rửa trôi, xói mòn.

Nước:

Chanh leo ưa ẩm nên nhất thiết phải có độ ẩm phù hợp. Đặc biệt, cây chanh leo phát triển tốt ở những nơi có độ ẩm cao, chính vì thế cần phải đặc biệt đảm bảo độ ẩm trong giai đoạn làm trái và phát triển trái. Nếu thiếu nước, cây sẽ bị khô dẫn đến teo quả, mất thu hoạch.

Tưới cây cảnh cũng lắm công phu, muốn cây tươi tốt hãy thuộc lòng 5 khẩu quyết này
Theo Nhật Linh (Thời báo văn học nghệ thuật)