Tìm hiểu và biết phân bón hữu cơ là gì, cách sử dụng như thế nào là những kiến thức cơ bản để bắt đầu trồng trọt. Phân bón hữu cơ được làm từ nhiều nguồn, chủ yếu được chia thành 5 loại: động vật, thực vật, vi sinh, sinh vật biển và hỗn hợp. Tuy nhiên, việc dùng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất có hiệu quả, trả lại các chất hữu cơ đã mất cho đất. Được biết đây là giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững.
Theo đó, để bổ sung chất dinh dưỡng cho hoa, có rất nhiều thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống có thể sử dụng. Chỉ cần cho chúng xuống đáy chậu trước khi trồng hoa, bạn có thể không phải bón phân ít nhất trong vòng 6 tháng. Vậy đó là thứ gì?
1. Phân cừu
Phân cừu là loại phân gia súc phổ biến, loại phân này nhìn thì có vẻ bẩn nhưng thực chất lại có tác dụng rất quan trọng đối với cây và hoa, trong phân cừu này chứa rất nhiều nguyên tố đạm, lân và kali, ba nguyên tố này đều là chất dinh dưỡng quan trọng trong sự phát triển của thực vật.
Cách sử dụng:
Khi sử dụng phân cừu, trước tiên chúng ta phải lên men trước khi sử dụng. Lên men có rất nhiều ưu điểm, thứ nhất có thể kích thích rất nhiều chất dinh dưỡng trong phân cừu, thứ hai là có thể ngăn rễ bị cháy khi sử dụng. Phương pháp lên men cụ thể là dùng phân cừu và nước vo lại rồi đem phơi nắng, ánh nắng càng mạnh thì tốc độ lên men càng nhanh và hiệu quả. Chỉ mất khoảng 30 ngày là có được phân cừu chắc hơn, bạn có thể dùng lót đáy chậu khi trồng hoa.
2. Đậu nành
Nhiều người rất thích ăn đậu nành và tự xay đậu nành thành sữa để uống. Thực ra, đậu nành không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người mà nó còn có tác dụng tốt đối với cây trồng. Cụ thể, chất đạm trong đậu nành có thể chuyển hóa thành phân đạm cần thiết cho cây trồng nên việc sử dụng đậu nành có thể giúp cây phát triển cao lớn.
Cách sử dụng
Để trồng hoa bằng đậu nành, bạn chỉ cần cho đậu nành vào thùng nước rồi đậy kín thùng lại. Sau khoảng 1 tháng khi đậu nành đã lên men, bạn hãy lấy nó ra rồi vùi dưới đáy chậu hoa là được.
3. Vỏ trái cây
Khi ăn trái cây, nhiều người sẽ gọt và bỏ phần vỏ đi không thương tiếc mà không biết rằng vỏ trái cây có chứa rất nhiều nguyên tố sắt và phốt pho, rất thích hợp để làm phân bón cho cây. Sau khi vỏ trái cây được phân hủy trong đất, chúng có thể trở thành chất hữu cơ, tăng nitơ giúp thực vật phát triển mạnh, không bị vàng lá.
Cách sử dụng
Bạn không thể ném trực tiếp vỏ trái cây vào lọ hoa để trồng hoa, bởi thứ nhất sẽ sinh ra vi khuẩn, thứ hai là vỏ sẽ khó phân hủy khiến cây không kịp hút dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cần phải cho vỏ trái cây vào thùng nước, đậy kín thùng lại cho nó lên men. Một tháng sau, bạn hãy vớt vỏ ra và chôn dưới đáy lọ hoa.