Chắc hẳn bồn/chậu rửa mặt không quá xa lạ với mọi người vì chúng luôn có mặt trong mỗi phòng tắm của các gia đình. Nhưng đôi khi có những thứ bạn thấy hàng ngày, sử dụng nó thường xuyên nhưng lại thường bỏ qua và quên không quan tâm tới tác dụng và chức năng thế nào.
Ví dụ minh chứng rõ ràng nhất là trên vòi chậu rửa mặt luôn có một cái lỗ nhỏ. Vậy chúng là lỗi tới từ nhà sản xuất hay là ý đồ, có công dụng gì?
Thực tế, nhiều người có thể sử dụng chiếc bồn rửa hàng ngày nhưng không mấy để ý đến chiếc lỗ này hoặc có thể nghĩ chúng là một trong những thiết kế "thừa", chẳng hề có tác dụng.
Trong thiết kế bồn rửa mặt lỗ nhỏ được bố trí ở độ cao khoảng 1/3 so với thành bồn phía trên. Bất ngờ là lỗ nhỏ này được thiết kế để nối liền với đường ống nước phía dưới.
Đây là một trong những điểm ưu việt trong thiết kế hoạt động của bồn rửa. Bởi theo các chuyên gia lý giải, sẽ có trường hợp người sử dụng có thể quên ngắt vòi nước trong quá trình sinh hoạt. Lúc này, chiếc lỗ sẽ có có công dụng vô cùng lớn.
Vậy là nhờ có lỗ nhỏ này sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo ngập nước trong nhà. Khi ngập nước, ống thoát nước bên dưới tương đối nhỏ có thể sẽ không kịp thoát. Ngoài ra, lỗ nhỏ là tính toán hợp lý giúp thoát nước kịp thời.
Thêm vào đó, chiếc lỗ này còn có tác dụng lưu thông không khí, giảm áp suất. Qua đó, nước trong bồn sẽ thoát nhanh hơn. Vậy là không chỉ có 1 tác dụng là chống tràn mà chiếc lỗ nhỏ này còn giúp thoát nước nhanh hơn.
Tuy nhiên, nhiều ưu điểm thì chiếc lỗ nhỏ này cũng có nhược điểm không hề nhỏ. Nằm ở vị trí khá bất tiện nên chiếc lỗ nhỏ dễ khiến vi khuẩn, nấm mốc bám bẩn từ thành ống dẫn lên phía trên gây mùi khó chịu, đặc biệt là rêu, mốc hay cặn bẩn có thể bám lại sau thời gian dài sử dụng sẽ khiến ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người sử dụng.
Vì thế, khi cảm thấy có mùi khó chịu trong phòng tắm, bạn có thể dùng giấm ăn trộn cùng baking soda và bỏ vào miệng lỗ của chậu rửa. Quá trình phản ứng sinh hóa sẽ loại bỏ các chất bẩn trong đường ống kéo dài từ 5 – 10 phút. Cuối cùng, bạn xả nước ấm đầy bồn rửa để làm sạch lần cuối cùng. Nhờ cách này, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi phòng tắm luôn sạch sẽ, thơm mát.
Bên cạnh đó, sau một thời gian dài sử dụng, bồn rửa mặt bằng sứ sẽ bị ố vàng việc này không những làm mất đi nét thẩm mỹ mà còn là chỗ trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn. Bạn nên vệ sinh bằng những cách sau:
Dùng xà phòng với nước nóng
Với cách làm sạch bồn rửa mặt bằng xà phòng và nước nóng này thì bạn chỉ cần chuẩn bị một lọ xà phòng, một miếng bọt biển và một ấm nước nóng.
Cách thực hiện:
Bạn cho xà phòng ra một chậu nhỏ sau đó đổ nước nóng vào sau đó cho thêm một ít nước nóng để tạo hỗn hợp nước xà phòng ấm. Sau đó, bạn dùng một tấm bọt biển mềm nhúng vào chậu nước và bắt đầu lau sạch những vết bẩn. Bạn chú ý không nên dùng những miếng cọ rửa bằng sắt vì nó sẽ làm trầy xước lớp sứ của bồn rửa mặt. Sau khi lau sạch vết bẩn thì bạn nên rửa sạch lại một lần nữa với nước nóng để bồn rửa mặt thật sạch bóng nhé.
Dùng baking soda
Để làm sạch bồn rửa mặt bằng baking soda thì bạn cần chuẩn bị một miếng bọt biển ẩm hoặc một miếng vải và baking soda.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn làm ướt bồn rửa mặt rồi rải một lớp baking soda lên mặt bồn. Bạn dùng tấm bọt biển chà sát theo vòng tròn hết một lượt bề mặt rồi để yên khoảng 10 phút sau đó dội lại bằng nước sạch. Bạn có thể dùng nước nóng để dội lại thì hiệu quả làm sạch sẽ cao hơn.
Dùng nước chanh và muối
Nước chanh và muối là một trong những cách làm sạch bồn rửa mặt được nhiều người sử dụng bởi hiệu quả cao, chi phí thấp và vô cùng dễ làm. Để làm sạch bồn rửa mặt bằng chanh và muối thì bạn chỉ cần chuẩn bị chanh và muối thôi.
Cách thực hiện:
Bạn vắt khoảng 5 quả chanh để lấy nước cốt bỏ ra chậu, sau đó bạn cho vào đó một lượng muối vừa đủ để với nước chanh để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Sau khi đã có hỗn hợp bạn chỉ cần dùng miếng bọt biển nhúng vào hỗn hợp và chà lên mặt bồn. Bạn chà hết một lượt rồi để nguyên 15-20 phút sau đó dội lại bằng nước sạch.