Sự khác biệt giữa chế độ giặt nhanh 15 phút và chế độ giặt thường là gì? Nhiều người đang sử dụng sai

Để rút ngắn thời gian giặt từ 50 phút xuống còn 15 phút với chế độ giặt nhanh, cách trực tiếp nhất chính là giảm thời gian giặt.

Hầu hết các máy giặt hiện nay, dù là máy giặt lồng ngang hay lồng đứng, đều có chế độ giặt nhanh. Chế độ giặt thông thường có thời gian dao động từ 50 phút đến 1,5 tiếng, nhưng tất cả các máy giặt đều có thời gian giặt nhanh giống nhau, chỉ mất 15 phút. 

Vì thế, nhiều người ưa dùng chế độ giặt nhanh vì tiết kiệm thời gian, nhưng thực ra đây không phải lựa chọn lý tưởng để giặt quần áo hằng ngày.

Sự khác biệt giữa chế độ giặt nhanh 15 phút và chế độ giặt thường là gì? Nhiều người đang sử dụng sai - 1

Làm thế nào để rút ngắn thời gian giặt từ 50 phút xuống còn 15 phút với chế độ giặt nhanh?

- Rút ngắn trực tiếp thời gian 

Máy giặt làm sạch quần áo chủ yếu dựa vào công đoạn giặt chính. Ở chế độ tiêu chuẩn, công đoạn này kéo dài khoảng 20–25 phút. Nhưng ở chế độ giặt nhanh, chỉ diễn ra trong 3–5 phút.

Công đoạn giặt chính tương đương với việc chúng ta dùng tay vò, chà xát quần áo. Thời gian chà xát ngắn hơn, thời gian tổng thể giảm đi, nhưng kéo theo đó là vấn đề không sạch.

- Giảm số lần xả và vắt 

Phương pháp gián tiếp để rút ngắn thời gian là giảm số lần xả và vắt. Sau khi giặt xong, máy giặt cần xả nước sạch và quay vắt khô. 

Chế độ tiêu chuẩn thường xả 2 lần, vắt 2–3 lần. Chế độ giặt nhanh chỉ xả và vắt 1 lần. Thời gian của mỗi lần xả/vắt là như nhau, nhưng do số lần ít hơn nên tổng thời gian cũng giảm.  

Tuy nhiên, giảm số lần xả sẽ khiến quần áo còn nhiều bọt xà phòng, và giảm số lần vắt sẽ khiến quần áo không được vắt kiệt sau khi giặt. Do đó, quần áo giặt bằng chế độ giặt nhanh thường không sạch xà phòng và không được vắt khô kỹ.

Sự khác biệt giữa chế độ giặt nhanh 15 phút và chế độ giặt thường là gì? Nhiều người đang sử dụng sai - 2

- Giảm thời gian cấp nước và xả nước 

Một cách khác để rút ngắn thời gian là giảm thời gian nạp nước và thoát nước. Ai từng dùng máy giặt đều biết, khi bắt đầu giặt, lồng giặt không quay ngay lập tức mà có thời gian chờ, thường là để cấp hoặc xả nước. Chế độ giặt nhanh sử dụng ít nước hơn, nên thời gian cấp/xả nước cũng giảm. 

Nhưng thiếu nước thì làm sao giặt sạch? Thiếu nước khiến ma sát giữa quần áo tăng lên, và quần áo cũng khó được xả sạch hơn. Điều này dẫn đến quần áo không được giặt sạch, còn nhiều bọt xà phòng hơn và quần áo cũng bị mài mòn nhiều hơn.

Biện pháp "chữa cháy" kém hiệu quả của chế độ giặt nhanh

Nếu chế độ này tệ đến vậy, tại sao các hãng vẫn dùng? Để bù lại những vấn đề trên, nhà sản xuất tăng tốc độ quay của lồng giặt. Tốc độ cao giúp tăng hiệu quả giặt và vắt, phần nào cải thiện được vấn đề không sạch và không khô. 

Nhưng, chỉ là cải thiện thôi. Ngay cả sau khi cải thiện, hiệu quả giặt và vắt của chế độ giặt nhanh vẫn không thể so sánh với chế độ tiêu chuẩn.

Ngoài ra còn xuất hiện vấn đề mới, đó là tốc độ quay cao làm tăng ma sát giữa quần áo, dễ gây rối hoặc hư hại, đặc biệt là với máy giặt lồng đứng.

Sự khác biệt giữa chế độ giặt nhanh 15 phút và chế độ giặt thường là gì? Nhiều người đang sử dụng sai - 3

Những điều cần lưu ý khi dùng chế độ giặt nhanh

Tóm lại, chế độ giặt nhanh có thể gây ra tình trạng giặt quần áo không sạch, còn dư bọt xà phòng, vắt không kỹ, quần áo bị mài mòn nhiều. Vì vậy, không nên quá lạm dụng chế độ giặt nhanh.

Khi sử dụng, bạn nên lưu ý những điều sau:

- Không giặt quần áo quá dày, vì mực nước thấp sẽ không đủ để giặt sạch. 

- Không giặt quần áo quá bẩn, vì chế độ này giặt yếu, không xử lý được vết bẩn cứng đầu. 

- Không bỏ quá nhiều đồ, chỉ nên để đồ chiếm khoảng 1/3 lồng giặt để giảm ma sát giữa các món đồ. 

- Không giặt đồ quá mỏng hoặc dễ hư, vì ma sát lớn dễ gây rách, phai màu hoặc biến dạng. 

- Nếu quần áo không dày, không bẩn, không nhiều có thể giảm lượng nước giặt, để tránh tạo nhiều bọt khó xả sạch.

Giặt quần áo bằng nước nóng hay nước lạnh sẽ hiệu quả hơn? 10 người thì 9 người trả lời sai