Thận giúp hình thành nước tiểu, bài tiết chất thải, trao đổi chất, duy trì chất lỏng của cơ thể, cân bằng axit – bazơ, điều hòa nội tiết… Thận là cơ quan đảm nhiệm rất nhiều vai trò, 24/24 giờ hoạt động không ngừng để âm thầm duy trì chức năng của cơ thể con người.
Tuy nhiên, nó cũng là cơ quan rất dễ sinh bệnh, cần phải được “chăm sóc” chu đáo, cẩn thận nếu không sẽ bị suy yếu. Thận bị suy yếu, cơ thể vào buổi sáng sẽ có các biểu hiện sau.
1. Cảm thấy mệt mỏi
Ngủ một giấc dài tỉnh dậy, nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, toàn thân vô lực thì hãy cẩn thận với vấn đề tổn thương thận. Theo y học cổ truyền, thận cung cấp cho cơ thể khí công, khí dương và năng lượng, đồng thời giúp cơ thể thải độc tố và chất thải.
Một khi chức năng thận suy giảm, khí dương không đủ, cơ thể sẽ tích tụ độc tố khiến bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, kiệt sức.
2. Cơ thể bị phù
Khi cơ thể đang ngủ, quá trình trao đổi chất và sinh lý hoạt động bình thường. Lúc đó, thận chủ yếu đảm nhiệm nhiệm vụ chuyển hóa một số tạp chất và nước thải.
Nếu buổi sáng tỉnh dậy, bạn thấy cơ thể, đặc biệt ở mặt hoặc chi dưới phù nề thì nguyên nhân chủ yếu là do chức năng thận suy giảm, dẫn đến sự thoát nước của thận kém. Từ đó, nước bị giữ lại ở các mô, dẫn đến tình trạng phù nề.
3. Nước tiểu sẫm màu
Nước tiểu là một biểu hiện bên ngoài có thể đánh giá sức khỏe của thận. Người bình thường qua một đêm trao đổi chất, nước tiểu buổi sáng sẽ có màu hơi đậm, nhưng không có bọt.
Nếu nước tiểu của bạn rất sẫm màu, hoặc thậm chí đỏ như máu thì có thể bạn đã bị viêm thận hoặc có khối u, gây ra tiểu máu.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện bọt trong nước tiểu là một triệu chứng của protein tiết niệu, cũng thể hiện chức năng thận đang suy giảm nghiêm trọng.
4 thay đổi nhỏ để giúp cải thiện chức năng thận
1. Hạn chế hoặc không rượu
Ngoài việc gây hại cho gan, rượu cũng tác động xấu đến sức khỏe của thận. Theo nghiên cứu, những người uống ít nhất 7 ly rượu mỗi tuần có khả năng tăng creatinine huyết thanh hơn những người chỉ uống 1 ly mỗi tuần hoặc không uống rượu. Chỉ số creatinine tăng cao đồng nghĩa với sự rối loạn chức năng thận, suy thận. Do đó, để bảo vệ thận, chúng ta nên hạn chế hoặc không uống rượu.
2. Uống trà
Uống trà tốt cho sức khỏe của thận, giúp thúc đẩy giải độc, giảm gánh nặng cho thận. Trong đó có trà hoa dâu giúp chống lão hóa, giải độc cơ thể, bảo vệ sức khỏe thận.
Một cách pha trà mang lại hiệu quả cao đó là sử dụng quả aronia, quả mâm xôi đen, quả dâu tằm, hoa lạc thần kết hợp với nhau, ngâm trong nước. Thức uống này rất có lợi cho sức khỏe, giúp tóc đen mượt, mắt sáng, lợi tiểu, bài trừ sỏi thận.
3. Không thức khuya
Những người thường xuyên thức khuya có khả năng tăng nguy cơ mắc protein niệu và suy giảm chức năng thận nhanh hơn. Đặc biệt với những người mắc bệnh thận, chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ và cần kết hợp nghỉ ngơi với làm việc hợp lý.
4. Ngâm chân
Thường xuyên sử dụng nước nóng ngâm chân không chỉ giúp giữ ấm cơ thể, giảm mệt mỏi đau nhức mà còn có lợi, làm ấm thận. Khi ngâm chân, cần chú ý lượng nước sao cho bàn chân được ngâm trọn vẹn.
Nhiệt độ nước ngâm chân vào khoảng 38 đến 40 độ C. Thời gian ngâm không nên quá dài, chỉ vào khoảng 15 đến 30 phút hoặc đến khi nào bạn ra mồ hôi nhẹ.
Nguồn: Aboluowang, The Health