Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, số bệnh nhân mắc các bệnh về mạch máu ngày càng nhiều. Theo một bài báo trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, số người chết vì bệnh tim mạch đang có xu hướng gia tăng, chiếm 1/3 tổng số ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2019. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh đã ở mức trầm trọng lúc được chẩn đoán là do khi các mạch máu vừa bị tắc nghẽn, chúng ta đã không phát hiện kịp thời gây ra.
Trong thực tế, khi các mạch máu bị tắc nghẽn, nó sẽ có những tín hiệu xuất hiện ở bàn chân. Bởi vì bàn chân là một trong những bộ phận xa trái tim nhất nên nếu hiện tượng tắc nghẽn mạch máu xảy ra, biểu hiện ở bàn chân là dễ dàng để nhìn thấy nhất. Vì vậy, khi bắt gặp các dấu hiệu này ở bàn chân, đừng chần chừ nữa mà hãy đi khám kịp thời.
Tắc nghẽn mạch máu (bệnh động mạch ngoại biên) là sự tích tụ mảng bám (chất béo và cholesterol) trong các động mạch ở chân hoặc cánh tay của bạn. Điều này làm cho máu của bạn khó mang oxy và chất dinh dưỡng đến các mô ở những khu vực đó. PAD là một căn bệnh lâu dài, nhưng bạn có thể cải thiện nó bằng cách tập thể dục, ăn ít chất béo và từ bỏ các sản phẩm thuốc lá.
Tắc nghẽn mạch máu chân là một trong những bệnh lý về tuần hoàn thường gặp. Đây là tình trạng một số mạch máu ở chân dần dần bị thu hẹp và tắc nghẽn hoàn toàn, làm giảm lượng máu được đưa đến chân. Từ đó làm mất khả năng nuôi dưỡng chân khiến người bệnh không thể đi lại. Theo bác sĩ Lee Kirksey, bác sĩ phẫu thuật mạch máu tại Khoa Phẫu thuật Mạch máu tại Sydell của Bệnh viện Cleveland (Hoa Kỳ), khi sự tích tụ cholesterol có thể ngăn chặn các động mạch lưu thông đến tim của bạn. Điều này cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên.
Nếu bàn chân có 3 "đặc điểm" này, có thể là do mạch máu bị "tắc nghẽn"
Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch trên kênh Family Doctor tóm tắt 3 triệu chứng phổ biến ở chân khi mạch máu bị tắc nghẽn như sau:
Thứ nhất, chân dễ bị lạnh
Bàn chân là nền tảng của cơ thể, chỉ có bảo trì bàn chân tốt, chúng ta mới có thể có một cơ thể khỏe mạnh. Người xưa thường so sánh bàn chân như là "cái gốc của con người", khi già đi thì đôi bàn chân sẽ già trước.
Vì vậy, khi chúng ta gặp gió lạnh, bàn chân cũng rất sợ bị lạnh. Khi phát hiện ra rằng bàn chân của mình bị đau dữ dội khi gặp gió lạnh hoặc bị lạnh vô cùng cho dù mặc quần áo dày, đi tất dày cũng không ấm lên thì rất có thể đó là do tắc nghẽn mạch máu. Khi bị tắc mạch máu, lưu thông máu không tới được chân nên không thể truyền nhiệt cho bàn chân, kết quả là bàn chân rất lạnh.
Thứ hai, chân dễ bị phù nề
Phù chân, phù tay ở một mức độ nào đó có liên quan rất lớn đến lượng nước chúng ta uống. Nếu chúng ta uống quá nhiều nước trong một ngày, hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ thì dễ bị phù chân tay. Ngoài ra, phù nề ở bàn chân có liên quan đến tình trạng suy thận. Trong thực tế, phù chân không chỉ liên quan đến thận, mà còn có một mối quan hệ nhất định với lưu thông mạch máu kém. Bởi vì lưu thông không trơn tru thì không thể làm cho lưu thông máu tới bàn chân được đầy đủ. Tình trạng này cũng có thể làm cho cơ thể của bạn không khỏe mạnh.
Thứ ba, màu sắc bàn chân thay đổi
Khi chúng ta phát hiện ra bàn chân chuyển sang màu đỏ hoặc đen thì hãy nghĩ đến khả năng có thể liên quan đến tắc nghẽn mạch máu. Khi đó, nếu sờ vào chân cũng sẽ cảm thấy nóng hoặc nhìn vào thấy có các đốm màu đỏ, đen. Thông qua những thay đổi nhỏ này, chúng ta cũng có thể dự đoán được liệu các mạch máu có bị tắc hay không.
Tắc nghẽn mạch máu tương đương với việc ngăn chặn cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng cho các khu vực bị tắc nghẽn, kết quả là chúng ta rất dễ bị huyết khối não, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.
Làm sao để loại bỏ rác trong mạch máu để lưu thông tốt?
Cách tốt nhất để làm sạch mạch máu, loại bỏ rác trong đó và khiến mạch máu khỏe mạnh là chú ý chuyện ăn uống và tập luyện.
1. Ăn đúng
Có những thực phẩm được coi là "người nhặt rác" khỏi mạch máu, phổ biến nhất là: táo gai, bột yến mạch, mộc nhĩ, cà tím, khoai lang, tỏi và hành tây, sô cô la... Bạn nên thêm chúng vào chế độ ăn mỗi ngày của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống một ít trà xanh, vì catechol trong nó có thể làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, tăng hàm lượng cholesterol tốt, tăng tính linh hoạt và độ đàn hồi của mạch máu, và ngăn ngừa xơ cứng mạch máu.
2. Tập thể dục cho mạch máu
Bạn có thể tập thể dục cho mạch máu bằng cách tắm xen kẽ nước lạnh với nước ấm trước khi đi ngủ mỗi tối. Nhiệt độ nước ấm khoảng 40-44 độ C, nước lạnh 12-16 độ C. Để thực hiện "bài tập" này, đầu tiên bạn tắm nước lạnh, sau đó là nước ấm, luân phiên nhau 5-10 lần trong khoảng 3-5 phút, lượt cuối cùng là nước ấm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý vận động thay vì ngồi yên một chỗ trong thời gian dài. Sải bước nhanh là một cách vận động tốt có thể nâng cao sức bền của cơ bắp và tăng cường độ đàn hồi của mạch máu. Tập thể dục nửa giờ mỗi ngày có thể có tác dụng giảm cân và loại bỏ cellulite, cải thiện độ "trẻ" của mạch máu và ngăn ngừa lão hóa. Nếu bạn tập thể dục vừa phải trước bữa ăn thì tác dụng bảo vệ mạch máu sẽ càng tăng.
Theo aFamilyDoctor, Health.clevelandclinic, Aboluowang