Cá là thực phẩm quen thuộc với mọi gia đình, từ người già đến trẻ nhỏ đều nên ăn hàng ngày để nâng cao sức khỏe. Hầu như các loại cá đều chứa nhiều omega-3 và khoáng chất, giúp cơ thể và trí não phát triển tối ưu. Chưa kể chúng cũng chứa ít calo nên người ăn kiêng có thể ăn nhiều mà không lo mập lên.
Dù cá rất tốt nhưng nhiều bà nội trợ đang vô tình chế biến sai cách, khiến món cá mất hết toàn bộ dinh dưỡng và "ngấm đầy" dầu mỡ. Thậm chí nếu không thay đổi kịp, chúng sẽ sinh độc tố và tạo thành ung thư lúc nào chẳng hay. Theo các chuyên gia, dưới đây là những kiểu chế biến cá cực độc mà bạn nên từ bỏ ngay:
1. Nấu cá khi chưa rã đông hoàn toàn
Mua cá tươi về đông lạnh, lúc nào ăn thì rã đông là chuyện bình thường với mọi nhà. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ rất hay chiên cá trong dầu nóng để rã đông vì muốn tiết kiệm thời gian chờ đợi. Đây chính là một sai lầm tai hại khiến cá bị biến chất, thậm chí là sản sinh độc tố gây hại.
Đầu tiên, khi chưa rã đông hoàn toàn, việc bạn chiên cá sẽ khiến bên ngoài quá chín đến mức cháy đen nhưng phía trong thì vẫn còn sống, ăn vào rất dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Chưa kể kiểu chế biến này còn khiến cá bị nát và tạo điều kiện cho nhiệt độ "đốt cháy" hết dinh dưỡng vì bị nấu quá lâu.
Cách khắc phục tốt nhất chính là phải để cá rã đông hoàn toàn mới nấu. Chị em nên đặt cá dưới ngăn mát để rã đông từ từ, hoặc bọc cá vào túi kín và quay nhẹ trong lò vi sóng. Tuyệt đối không dùng nước nóng rã đông vì sẽ làm hỏng cá, thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
2. Chiên cá quá lâu
Món cá chiên thơm ngon, giòn tan có lẽ nhà nào cũng thích. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thì bạn đang vô tình "giết chết" sức khỏe của mình. Nguyên do bởi những món chiên rán thường ngấm nhiều dầu mỡ hại tim mạch, gây cao huyết áp nhanh chóng. Chưa kể mỡ cá bị chiên lâu sẽ oxy hóa nhanh chóng, tạo thành chất benzopyrene đã được WHO xếp vào nhóm gây ung thư cực mạnh.
Theo Martin Grootveld - chuyên gia phân tích sinh hóa và bệnh lý hóa học thuộc Đại học De Montfort (Anh), khi chiên cá quá lâu thì chất gây ung thư aldehyde sẽ sản sinh rất nhanh. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh lý về tim mạch. Chính vì vậy, bạn chỉ nên chiên cá vừa chín tới để đảm bảo sức khỏe.
3. Ướp muối cá để ăn dài ngày
Rất nhiều gia đình hiện nay vẫn duy trì thói quen ướp muối cá để ăn dần trong thời gian dài, chưa kể món này cũng rất ngon và "đưa cơm". Đáng tiếc là vào năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã liệt kê cá muối là một trong những thực phẩm gây ung thư, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng.
Cụ thể, loại thực phẩm này sẽ khiến bạn dung nạp quá nhiều muối vào cơ thể, gây hại chức năng gan thận về lâu dài. Cá ướp muối lâu ngày cũng sản sinh nitrit ảnh hưởng đến huyết áp và tăng gánh nặng cho thận, thậm chí là gây ung thư nếu ăn trong thời gian dài. Chính vì vậy, bạn cần hạn chế muối cá mà chỉ nên ăn cá tươi sống.
Bí quyết để món cá ngon và an toàn
Cá cũng như các thực phẩm khác, cần phải biết lựa chọn và chế biến phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Chính vì vậy, hãy lưu ý những điều sau để món cá luôn trở nên hấp dẫn với mọi thành viên gia đình:
- Khi đi chợ mua cá, nên lựa cá tươi sống chứ không mua cá ươn hoặc đã chết. Cá có màu trắng hoặc vàng thì thịt mới ngon.
- Đối với cá biển thì không thể chọn khi chúng còn sống được. Chính vì vậy hãy để ý bên ngoài cá: Mắt cá còn trong suốt, vảy cá không rời ra, mang cá còn hồng, bỏ con cá vào nước thì cá chìm xuống, đó là con cá tươi.
- Phần lớn chất độc đều tập trung ở mang cá, vậy nên khi mua cá thì hãy vạch mang ra để xem. Mang cá bị nhiễm độc không sáng trơn, hơi thô và có màu hồng thâm đậm. Một số loại nhiễm độc nặng thì mình cá không còn nguyên, đầu to đuôi nhỏ, lưng cong gù thậm chí có u.
- Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn 2 bữa cá mỗi tuần, đặc biệt là những loại cá có chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao. Mỗi bữa nên gồm khoảng 1 lạng cá.
- Nên thường xuyên chế biến cá ở hình thức hấp hoặc nấu canh, hạn chế chiên dầu quá nhiều vì sẽ gây tác hại.
- Không ăn cá khi đói vì sẽ khiến hàm lượng purine chuyển hóa thành axit uric - một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Theo RD, NCBI