1. Nước ngọt
Nếu muốn bảo vệ thận, hãy hạn chế tiêu thụ nước ngọt (Ảnh: Internet)
Một nghiên cứu đăng tải trên Clinical Kidney Journal vào năm 2022 cho thấy, uống quá nhiều nước ngọt có thể gây hại cho thận theo nhiều cách khác nhau. Theo đó, bạn có thể bị tăng đường huyết, huyết áp cũng như tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Không những vậy, uống quá nhiều nước ngọt còn gây tăng cân. Tình trạng này cũng làm tăng các biến chứng có hại cho thận.
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nephrology vào năm 2016 cho thấy, những người uống hơn 4 khẩu phần nước ngọt mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh thận cao gấp đôi so với những người uống ít hơn 1 nửa khẩu phần đồ uống này mỗi tuần.
Đặc biệt, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Epidemiology cho thấy, những người uống từ 2 khẩu phần nước ngọt chứa acid phosphoric mỗi tuần có nguy cơ bị suy thận cao gấp đôi so với những người không uống loại đồ uống này.
Ngoài nước ngọt thông thường, việc tiêu thụ quá nhiều các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng cũng không có lợi cho thận. Loại nước này thường không có chất dinh dưỡng hay đường, nhưng lại có chất làm ngọt nhân tạo và phụ gia thực phẩm. Tờ Eat This trích dẫn một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ uống từ 2 lon nước ngọt có chứa chất làm ngọt nhân tạo trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị suy giảm chức năng thận cao gấp đôi so với những người không uống.
2. Nước ép trái cây
Uống quá nhiều nước ép trái cây cũng không tốt cho thận (Ảnh do AI thực hiện)
Với hàm lượng đường cao và lượng calo dồi dào, nước ép trái cây không phải là thứ đồ uống mà bạn nên tiêu thụ quá nhiều nếu muốn bảo vệ thận.
Ngoài ra, nước ép của một số loại trái cây, ví dụ như cà chua, có thể chứa nhiều kali. Tiêu thụ quá nhiều kali sẽ không tốt cho thận, đặc biệt với những người đang mắc bệnh thận mạn tính hoặc người đang cần phải kiểm soát lượng kali trong chế độ ăn uống.
3. Đồ uống có cồn
Uống quá nhiều đồ uống có cồn gây hại cho thận (Ảnh: Internet)
Nếu bạn là người thường xuyên uống rượu bia, không chỉ thận mà nhiều cơ quan khác trên cơ thể bạn có thể bị ảnh hưởng.
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nephrology Dialysis Transplantation cho thấy, những người nghiện rượu nặng có nồng độ albumin niệu cao hơn đáng kể. Albumin niệu là một chỉ số về hàm lượng protein albumin trong nước tiểu. Sự hiện diện của albumin trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh thận, cho thấy chức năng thận có thể có vấn đề.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Thận Quốc gia Hoa Kỳ, uống quá nhiều rượu bia sẽ khiến chức năng lọc máu của thận bị suy giảm, gây mất nước và tăng huyết áp. Tất cả các yếu tố này có thể gây tổn thương thận.