Tính đến năm 2021, Nhật Bản tự hào có tuổi thọ cao nhất thế giới, trung bình là 84,6 tuổi. Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở sống thọ mà trong suốt cuộc đời, họ sống khỏe mạnh, ít ốm đau, bệnh tật. Tìm hiểu 5 thói quen lành mạnh giúp sống khỏe, trường thọ của người Nhật bạn sẽ hiểu tại sao.
1. Tắm rừng
Shinrin-Yoku hay còn gọi là liệu pháp tắm rừng được người Nhật duy trì đều đặn để bắt đầu ngày mới. Đây là hoạt động dành thời gian trong rừng bằng cách đi bộ, chạy bộ... để giảm huyết áp, căng thẳng đồng thời cải thiện tập trung, trí nhớ.
Shinrin-Yoku hay còn gọi là liệu pháp tắm rừng được người Nhật duy trì đều đặn để khỏe mạnh. Ảnh minh họa
Các nghiên cứu khoa học, bao gồm nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng, cũng đã chỉ ra rằng tắm rừng có thể làm giảm mức độ căng thẳng, giảm huyết áp và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Đây chính là một trong những việc làm đơn giản được người Nhật duy trì để sống khỏe, trường thọ.
2. Uống trà lúa mạch
Hầu hết mọi người đều uống cà phê hoặc trà chứa caffeine vào buổi sáng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, họ sẽ nhấm nháp trà lúa mạch trong thời điểm chào buổi sáng.
Các nghiên cứu cho thấy, trà lúa mạch giàu đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do có hại. Ngoài ra, trà lúa mạch không chứa caffeine. Điều này giúp nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể.
Trà lúa mạch giàu đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do có hại. Ảnh minh họa
Uống một cốc trà lúa mạch mỗi sáng giúp người Nhật được tiếp thêm năng lượng nhẹ nhàng, không còn cảm giác bồn chồn, khó chịu. Đây là thói quen giúp sống khỏe, trường thọ rất đáng học hỏi.
3. Tập Rajio taiso
Rajio taiso được coi là nghệ thuật tập thể dục buổi sáng kiểu Nhật. Nó là một thói quen tập thể dục thể thao của người Nhật đã được thực hành qua nhiều thế hệ.
Rajio taiso kết hợp các bài tập kéo giãn cơ, hít thở và chuyển động nhẹ để tăng lưu lượng máu, tính linh hoạt và giúp tinh thần tỉnh táo, minh mẫn.
Nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học Thể dục & Thể hình, đã phát hiện ra rằng luyện tập Taiso thường xuyên có thể giúp cải thiện tư thế, khả năng tập trung tốt hơn và tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể. Kết hợp Taiso vào thói quen buổi sáng giúp bạn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng, về lâu dài sẽ giúp sống khỏe, trường thọ.
Rajio taiso kết hợp các bài tập kéo giãn cơ, hít thở và chuyển động nhẹ để tăng lưu lượng máu, tính linh hoạt và giúp tinh thần tỉnh táo, minh mẫn. Ảnh minh họa
4. Tắm trong bồn tắm đá nóng
Mặc dù tắm nước nóng rất phổ biến nhưng người Nhật lại nâng tầm lên với Ganbanyoku - tắm trong bồn tắm đá nóng. Chúng mang lại lợi ích trị liệu như cải thiện lưu thông máu, giải độc và giảm căng thẳng.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Phục hồi chức năng Tập thể dục, đã nhấn mạnh những tác động tích cực của Ganbanyoku đối với việc thư giãn cơ và vận động khớp. Ngâm mình trong bồn tắm Ganbanyoku 20-30 phút vào buổi sáng, có thể tiếp thêm sinh lực cho cơ thể và giúp bạn chuẩn bị cho ngày mới tràn đầy năng lượng. Từ đó giúp bạn sống khỏe, trường thọ hơn.
5. Ăn Okara
Nhiều người Nhật bắt đầu ngày mới bằng món đậu nành độc đáo có tên Okara. Món ăn này có nhiều protein và chất xơ, khiến nó trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng lành mạnh. Okara được biết là hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Bắt đầu ngày mới với thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít calo này giúp bạn tăng cường trao đổi chất, sống khỏe mạnh, trường thọ hơn. Ảnh minh họa
Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế cho thấy, các hợp chất có nguồn gốc từ đậu nành trong Okara có thể làm giảm mức cholesterol. Bắt đầu ngày mới với thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít calo này giúp bạn tăng cường trao đổi chất, sống khỏe mạnh, trường thọ hơn.
Mặc dù những thói quen buổi sáng ít được biết đến của người Nhật không phổ biến như nhiều thói quen trên thế giới, nhưng không thể bỏ qua những lợi ích đã được khoa học chứng minh. Bạn có thể học hỏi những thói quen phù hợp để sống khỏe, trường thọ nhưng đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ nếu đang có vấn đề sức khỏe nào đó.
(Nguồn: Boldsky, Webmd)