Lão hóa là quá trình xảy ra khi cơ thể bắt đầu già đi, các chức năng trong cơ thể sẽ suy giảm dần, gương mặt không còn trẻ trung nữa. Vì là một quy luật tự nhiên nên ai cũng không thể tránh khỏi. Dù vậy, tốc độ lão hóa có thể kiểm soát được nếu bạn sinh hoạt lành mạnh ngay từ khi còn trẻ.
Đáng tiếc, người trẻ thường không duy trì được những thói quen sinh hoạt tốt nên dễ làm đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vậy làm thế nào để nhận biết bạn đã bắt đầu lão hóa hay chưa? Trên thực tế, bạn có thể phát hiện bản thân đã bắt đầu già đi thông qua những dấu hiệu bất thường khi ngủ vào ban đêm. Dưới đây là 4 triệu chứng đáng lo ngại khi ngủ mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
1. Đổ mồ hôi nhiều khi ngủ
Ngay cả khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh, bạn vẫn gặp phải tình trạng đổ mồ hôi nhiều khi ngủ. Điều này thường chỉ xuất hiện đối với phụ nữ bắt đầu tiến vào thời kỳ mãn kinh, độ tuổi từ 45 - 55. Biểu hiện chủ yếu là cơ thể nóng bừng, đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
Nếu thấy điều này xảy ra thì bạn đừng chủ quan bỏ qua mà nên chủ động đi khám hoặc hỏi ý kiến từ chuyên gia xem bạn đã bắt đầu lão hóa hay chưa.
2. Hay dậy đi tiểu đêm
Khi bạn già đi, các chức năng làm việc trong cơ thể sẽ suy giảm, bao gồm cả cơ quan thận. Nếu thận bị lão hóa thì các chức năng sẽ suy giảm nhanh chóng, khả năng tích trữ nước tiểu không tốt nên dễ làm xuất hiện tình trạng đi tiểu về đêm.
Tình trạng này xảy ra thường là do chức năng thận có vấn đề, bạn cần chú ý bảo dưỡng để tránh gây thêm tổn thương cho cơ thể.
3. Thường xuyên bị chuột rút khi ngủ
Chứng chuột rút khi ngủ về đêm thường là do cơ thể thiếu hụt canxi. Sau khi lão hóa, cơ thể sẽ mất canxi rất nhanh nên làm hấp thụ canxi chậm, gây ra bệnh loãng xương sớm. Hậu quả là khiến cơ thể dễ dàng gặp phải tình trạng chuột rút ở chân khi ngủ vào ban đêm.
Nếu gần đây bạn thường xuyên bị chuột rút ở chân khi ngủ về đêm thì có thể là quá trình lão hóa đã gõ cửa và bạn cần chú ý bảo dưỡng cơ thể.
4. Dễ tỉnh giấc, không ngủ sâu về đêm
Nhìn chung, mỗi người nên duy trì giấc ngủ sâu kéo dài từ 7 - 8 tiếng về đêm. Chất lượng giấc ngủ tốt có thể giúp tinh thần tỉnh táo khi thức dậy vào sáng hôm sau. Nhưng nếu bạn lại hay trằn trọc, ngủ không sâu giấc về đêm thì điều này cho thấy sức khỏe của bạn đang rất kém.
Tình trạng mất ngủ dễ xảy ra ở độ tuổi từ 35 đến 55. Già đi không có nghĩa là chất lượng giấc ngủ kém, nhưng già đi và chất lượng giấc ngủ kém cùng xuất hiện thì điều này cho thấy sự trao đổi chất trong cơ thể không ổn định.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi đủ, từ đó làm đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm.
Nguồn: Sohu