Bà Xia (55 tuổi, Trung Quốc) gần đây uống rất nhiều nước được cho là điều tốt, suy cho cùng, uống nhiều nước hơn rất tốt cho cơ thể, ấy thế mà bà lại có một bí mật không thể nói ra được bởi nó khiến bà xấu hổ. Dù bà Xia uống nhiều nước nhưng miệng luôn rất khô, nước uống vào bao nhiều là đi vệ sinh bấy nhiêu, đi liên tục, tình trạng này kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của bà.
Bà Xia cho biết từ khi xuất hiện những triệu chứng lạ này, bà không dám ra khỏi nhà vì lúc nào cũng phải đi vệ sinh và sợ khi đi ra ngoài không tìm thấy nhà vệ sinh. Để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bà Xia cùng chồng đến bệnh viện, sau khi thăm khám thì nhanh chóng được xác nhận là bà mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bác sĩ nhắc nhở rằng nước là nguồn gốc của sự sống, uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày, nhưng nếu khi uống nước xảy ra 4 biểu hiện này thì chúng ta phải cảnh giác với bệnh tật sắp đến.
4 bất thường khi uống nước cho thấy bệnh tật sắp đến
1. Uống bao nhiêu nước thì cũng không đi tiểu nhiều
Dù uống rất nhiều nước nhưng nếu bạn nhận thấy mình không đi tiểu nhiều, thậm chí lượng nước tiểu của mình còn giảm đi thì đó là biểu hiện cho thấy cơ thể đang có vấn đề. Thông thường, chức năng của thận sẽ đảm bảo cho sự cân bằng lượng nước trong cơ thể, tùy thuộc vào thời tiết và thể trạng mà thận sẽ điều tiết lượng nước tiểu và tần suất đi tiểu của bạn.
Do đó, nếu bạn uống nhiều nước nhưng lại đi tiểu rất ít hoặc thậm chí xuất hiện chứng bí tiểu, lúc này hãy đề phòng bệnh thận nặng, chẳng hạn như nhiễm độc niệu.
2. Phù toàn thân sau khi uống nước
Nhiều người bị sưng phù toàn thân sau khi uống nước, đặc biệt là mí mắt và chi dưới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng phù này, nhưng nguy hiểm nhất là các nguy cơ mắc bệnh về gan, thận và tim.
Vì vậy, sau khi uống nước mà cơ thể xuất hiện triệu chứng phù toàn thân thì tốt nhất bạn nên đi kiểm tra tổng thể kịp thời.
3. Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, tiểu nhiều
Khi bị khô miệng, nhiều người sẽ uống nước một cách tuyệt vọng nhưng càng uống thì càng khô miệng, thậm chí nó còn đi kèm với chứng tiểu nhiều, lúc này chúng ta phải cảnh giác với bệnh tiểu đường và hội chứng Sjogren (một bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể như tuyến lệ, tuyến nước bọt).
4. Chướng bụng sau khi uống nước
Nhiều người cảm thấy chướng bụng sau khi uống nước, bụng lại càng to ra, lúc này chúng ta phải cảnh giác với biểu hiện của bệnh xơ gan. Bởi khi bị xơ gan thì áp lực của tĩnh mạch cửa tăng lên sẽ tạo ra nhiều dịch cổ trướng, đối với bệnh nhân có lượng dịch cổ trướng nhiều thì cần hạn chế nước, nếu không cổ trướng sẽ ngày càng nhiều.
Nếu không có biểu hiện nào trong 4 biểu hiện trên sau khi uống nước thì xin chúc mừng bạn, bạn rất khỏe. Ngoài ra, mọi người cần chú ý rằng không phải ai cũng thích hợp để uống nhiều nước, ví dụ như người bị bệnh gan, thận nặng không nên uống nhiều nước. Nhưng nếu bạn khỏe mạnh thì có thể uống nhiều nước, uống nhiều nước không những có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể mà còn tăng cường khả năng miễn dịch.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This, Asia One