1. Bị chướng bụng, đau nhói bụng
Trong thời kỳ rụng trứng, vùng bụng của bạn thường xuất hiện cảm giác ê ẩm, căng chướng. Tuy nhiên, cơn đau này thường sẽ biến mất sau khoảng 1 - 2 tuần kết thúc kỳ rụng trứng. Nhưng nếu sau thời kỳ này mà bạn vẫn cảm thấy chướng bụng hay đau nhói bụng thì có thể nghĩ đến 3 nguyên nhân phổ biến.
Một là bạn sắp có kinh nguyệt, hai là do ăn uống không khoa học nên gây chướng bụng. Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể kể đến chính là khả năng trứng đã thụ tinh và làm tổ thành công trong nội mạc tử cung. Nếu loại trừ vấn đề do kinh nguyệt và dạ dày thì khả năng bạn đang chuẩn bị mang thai là rất cao, tốt nhất thì nên sắp xếp đi siêu âm càng sớm càng tốt.
2. Không thấy kinh nguyệt xuất hiện
Trên thực tế, kinh nguyệt là một giai đoạn giúp bạn đánh giá bản thân đã có thai hay không. Nếu kinh nguyệt qua 10 ngày theo lịch vẫn không xuất hiện thì bạn càng nên chú ý.
Dù vậy, cũng không loại trừ trường hợp có tháng kinh nguyệt không đều do cơ thể gặp căng thẳng kéo dài nên gây rối loạn nội tiết tố. Nhưng nếu đã loại trừ khả năng này mà bạn vẫn không thấy kinh nguyệt xuất hiện sau ngày thứ 11 thì tốt nhất nên đi siêu âm sớm.
3. Bị cảm lạnh, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi nhiều
Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện vào tuần đầu tiên đến tuần thứ 3 sau khi nữ giới có thai. Nguyên nhân là do thân nhiệt của nữ giới tăng lên trong thời kỳ thụ thai, từ đó cũng dễ gây cảm lạnh, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi nhiều. Do đó, nếu bản thân không có các bệnh nhiễm trùng do bị virus xâm nhập thì triệu chứng cảm lạnh này có thể xem là dấu hiệu của việc mang thai.
4. Hay khát nước
Khi mang thai, nữ giới sẽ cần phải bổ sung nhiều nước hơn để tăng khối lượng nước ối giúp nuôi dưỡng em bé trong bụng. Chính điều này cũng làm nữ giới dễ cảm thấy khát nhiều hơn. Thế nên, hãy chú ý khi thấy dấu hiệu này xuất hiện sau thời kỳ rụng trứng bạn nhé!
Nguồn và ảnh: Sohu, Kknews, Pinterest