Bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường Liang Yuxuan, Bệnh viện Đái tháo đường Nhữ Châu, Trung Quốc, chia sẻ về trường hợp bệnh mình mới tiếp nhận. Đó là một người phụ nữ họ Trương, tiền sử mắc tiểu đường 30 năm.
Chị Trương tuân theo chỉ định của bác sĩ khá tốt về việc dùng thuốc ổn định đường huyết, tránh ăn các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo...
Tuy nhiên mới đây chị Trương nhập viện vì tình trạng đường huyết tăng quá cao. Bác sĩ được biết chị mới tham gia họp lớp và đã ăn uống quá độ. Việc ăn quá nhiều và quá no sẽ "ép" cơ thể phải tiết ra một lượng lớn insulin để ổn định đường huyết. Điều đó khiến cơ thể bị quá tải, insulin không thể xử lý hết lượng đường trong máu và khiến đường huyết tăng đột biến.
Bác sĩ Liang Yuxuan cũng chia sẻ, vài năm gần đây số lượng bệnh nhân tiểu đường ngày càng tăng. Theo số liệu khảo sát, năm 2010 trên toàn thế giới có khoảng 285 triệu bệnh nhân tiểu đường. Đến năm 2020, con số này đã tăng lên 366 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu gây gia tăng bệnh nhân tiểu đường là do chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống không đều đặn của người hiện đại.
Bác sĩ nhấn mạnh ngoài việc dùng thuốc ổn định đường huyết và giảm ăn đường, những thói quen ăn uống sau đây cũng có thể khiến đường huyết tăng vọt.
4 thói quen ăn uống này sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng vọt
1. Ăn quá muộn
Ăn tối quá muộn sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể. Bởi khi cơ thể chưa kịp tiêu hóa và chuyển hóa đã chìm vào giấc ngủ, thì sẽ gây áp lực cho tuyến tụy, khiến lượng đường trong máu tăng cao trong đêm.
Mặt khác, nếu bạn ăn tối quá muộn, dạ dày có thể phải làm việc vào ban đêm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
2. Ăn quá nhiều mì ống
Ăn quá nhiều mì ống là nguyên nhân có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Carbohydrate có trong mì ống dễ dàng được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành glucose, nhanh chóng đi vào hệ thống tuần hoàn máu. Khi chúng ta ăn quá nhiều mì ống, lượng đường trong máu tăng mạnh và nhanh chóng vượt mức bình thường.
3. Ăn quá nhiều đồ hun khói
Đồ ăn hun khói thường chứa nhiều muối và đường, phần lớn là đường bổ sung nhân tạo đã qua chế biến như sucrose, si-rô ngô... Những loại đường này dễ hấp thu, sau khi tiêu thụ sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu.
Ngoài ra, muối trong thực phẩm hun khói cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thức ăn nhiều muối sẽ làm tăng nồng độ ion natri trong cơ thể, gây rối loạn chuyển hóa nước và điện giải ở thận. Từ đó cản trở quá trình sản sinh và sử dụng insulin, gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
4. Ăn quá nhiều trong một lúc
Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tiết ra, giúp cơ thể sử dụng và dự trữ carbohydrate. Khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều đồ ăn hoặc đồ uống, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều insulin hơn mức cần thiết, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Trong trường hợp này, cơ thể chuyển hóa lượng đường dư thừa thành chất béo và lưu trữ trong các tế bào mỡ, dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Người bệnh tiểu đường ăn uống thế nào để giữ lượng đường trong máu ổn định?
1. Ăn nhiều mướp đắng và rau bina
Mướp đắng là thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên có chứa vitamin C, vitamin A, kali, magie… Đặc biệt, thành phần polysaccharide có trong mướp đắng có thể làm chậm quá trình hấp thu đường và làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, mướp đắng còn có thể thúc đẩy tiết insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu.
Ngoài ra, lượng khoáng chất dồi dào kali và magie có trong rau bina cũng rất hữu ích trong việc kiểm soát huyết áp, giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.
2. Ăn nhiều các loại thịt giàu protein
Có hai lý do chính tại sao ăn nhiều thực phẩm giàu protein có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Đầu tiên, protein có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, từ đó làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu. Thứ hai, protein có thể kích thích tiết insulin, từ đó thúc đẩy quá trình hấp thu và sử dụng glucose, từ đó làm giảm hiệu quả sự gia tăng lượng đường trong máu.
Dưới đây là một số thực phẩm giàu protein:
- Ức gà: Ngoài giàu protein, ức gà còn là loại thịt ít béo và ít cholesterol.
- Thịt bò: Giàu protein và sắt, ăn vừa phải có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
- Thịt lợn nạc: Chứa protein chất lượng cao và một lượng nhỏ chất béo, đồng thời cũng là nguồn cung cấp vitamin B1 và B12 dồi dào.
- Cá hồi: Là thực phẩm “chất béo lành mạnh”, giàu axit béo omega-3 và protein chất lượng cao, có tác dụng làm giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch một cách hiệu quả.