Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là vào mùa hè hay thay đổi thời tiết thì ngứa da xảy ra rất thường xuyên. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều người, đặc biệt là người trẻ thường đổ lỗi do "cơ địa", chỉ đơn giản là chịu đựng hoặc tự mua thuốc bôi.
Thực chất, ngứa da lại chính là triệu chứng sớm của rất nhiều bệnh liên quan đến mạch máu và nội tạng. Nếu không muốn phải nằm trong phòng cấp cứu hay hối hận mãi mãi về sau, hãy lưu ý 4 kiểu ngứa da đặc biệt sau đây:
1. Ngứa kèm theo vàng da
Nếu bạn không chỉ bị ngứa thông thường mà còn xuất hiện thêm hiện tượng vàng da, gãi như thế nào vẫn cảm thấy không hết ngứa thì khả năng rất cao là bạn đang mắc các bệnh về gan, túi mật.
Nguyên nhân là do chức năng gan bị suy giảm, quá trình bài tiết sắc tố mật bilirubin sẽ bị cản trở, làm tăng hàm lượng bilirubin trong máu khiến da có màu vàng. Hoặc túi mật bị ảnh hưởng khiến muối mật được tạo ra bị tích tụ lại trên da và tiếp tục kích thích các dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến tình trạng ngứa da.
Ngoài ra, ngứa da còn là triệu chứng phổ biến nếu bạn mắc các bệnh như: viêm gan B hay viêm gan C mãn tính, ung thư đường mật, xơ gan do rượu, viêm túi mật… Nếu ngứa da kèm theo cảm giác buồn nôn, chân tay phù nề, nước tiểu có mùi hôi thì cần hết sức cảnh giác với bệnh nhiễm độc niệu.
2. Ngứa dai dẳng khắp cơ thể
Đây là 1 trong những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân đái tháo đường. Lâm sàng chỉ ra hơn một nửa số bệnh nhân mắc bệnh này sẽ bị ngứa da toàn thân, có gãi cũng không thấy thuyên giảm.
Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao kéo dài sẽ kích thích hệ thần kinh dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, rối loạn chức năng thần kinh, ngứa da. Nó cũng làm giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể và tăng hàm lượng độc tố trong máu, từ đó gây kích ứng da và gây ngứa da dai dẳng, rải rác khắp các vị trí trên cơ thể.
3. Ngứa da kèm theo cơ thể sụt cân và mệt mỏi
Hãy đặc biệt cảnh giác với các khối u ác tính nếu bạn bị ngứa da kéo dài kèm theo việc giảm cân và luôn thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Bởi vì khi xuất hiện khối u, đặc biệt là khối u trong ung thư dạ dày, ung thư tụy, ung thư đại trực tràng… các tế bào ung thư xâm lấn trực tiếp vào các cơ quan nội tạng và tiết ra một lượng lớn histamin và các enzym phân giải protein.
Các chất này kích thích các dây thần kinh ngoại vi của da, dẫn đến ngứa da hoặc thậm chí là nổi mụn. Biểu hiện khi bệnh nặng hơn là sau khi dùng tay gãi, da sẽ mẩn đỏ, sưng tấy, tổn thương kèm theo việc sụt cân nhanh và mệt mỏi toàn thân.
4. Ngứa da kèm theo khó thở và đau đầu
Tình trạng này thường xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não. Bởi vì các bệnh này khiến tính đàn hồi của mạch máu kém đi, hay mạch máu bị hẹp hoặc tắc nghẽn sẽ làm máu lưu thông chậm lại, không có cách nào cung cấp đủ máu cho não, dẫn đến đau đầu, khó thở hoặc tức ngực.
Trong quá trình đó, các tế bào thần kinh cảm giác của não bị thiếu máu, thiếu oxy dẫn đến các tế bào não bị trục trặc, báo hiệu bằng cảm giác ngứa da. Ngoài ra, người mắc bệnh tim có quá trình tuần hoàn máu khá đặc biệt, đi kèm với hiện tượng đổ mồ hôi nhiều, vì vậy các dây thần kinh cảm giác ngoài da bị kích thích và gây ra ngứa da.
Đặc biệt, nếu gặp phải 1 trong 4 kiểu ngứa da như trên, đừng tự ý mua thuốc và hãy đến bệnh viện sớm nhất có thể để được khám, chữa kịp thời.
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline, MSN