1. Không ăn khi đồ chưa chín kỹ
Trước hết, khi ăn lẩu thì bạn cần chú ý đến thời gian nhúng đồ ăn trong nồi. Nhiều người nghĩ rằng thịt thái mỏng nên chỉ cần nhúng qua nồi lẩu một chút là có thể gắp ra ăn được ngay. Tuy nhiên, thịt lúc này vẫn đang hơi tái, việc ăn khi chưa chín rất dễ gây hại tới dạ dày. Thậm chí, vi khuẩn còn dễ dàng làm tổ trong khoang bụng và khiến bạn có nguy cơ bị ngộ độc, đau bụng sau khi ăn.
2. Không ăn khi chưa thổi nguội
Vì nước lẩu luôn được đun trên bếp nên chắc chắn các đồ ăn nhúng vào sẽ rất nóng. Việc vội vàng gặp ra ăn ngay mà chưa kịp thổi nguội có thể gây hại tới đường thực quản và niêm mạc dạ dày. Hậu quả là bạn rất dễ bị bỏng miệng, viêm niêm mạc miệng, khó chịu ở dạ dày chỉ vì thói quen tai hại này.
3. Không nên uống rượu bia khi ăn lẩu
Rượu bia khi kết hợp với món lẩu thực tế không hề tốt cho dạ dày chút nào. Đặc biệt, việc uống bia lạnh khi ăn với lẩu nóng có thể làm tình trạng nóng lạnh xen kẽ, dễ gây kích thích dạ dày.
Bên cạnh đó, vì lẩu rất đa dạng và có nhiều loại nguyên liệu khi nhúng vào như hải sản, thịt, rau, đậu... nên càng dễ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu uống thêm rượu bia. Đặc biệt, hải sản là nguyên liệu có hàm lượng purin tương đối cao. Khi cơ thể tiêu thụ nhiều purin sẽ làm chuyển hóa thành axit uric. Lúc này, việc uống thêm bia rượu có thể gây ra bệnh gút và dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc sau khi ăn.
4. Không ngồi ăn quá lâu
Lẩu là món lai rai nên nhiều người có thể ngồi ngâm nga kéo dài thời gian ăn lên tới vài tiếng đồng hồ. Nhưng vì trong nồi lẩu có nhiều loại nguyên liệu "chất" nên khi để lâu sẽ dễ bị biến chất. Đó cũng là lý do vì sao nồi lẩu đến cuối bữa thường có vị mặn hơn.
Nếu cố tình ngồi ăn lẩu lâu thì dạ dày của bạn sẽ không được nghỉ ngơi, từ đó dễ dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra chứng viêm dạ dày ruột mãn tính, viêm tụy và các bệnh khác.
Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet