Vào mỗi buổi sáng, nhiều người thường chọn dậy sớm để đi bộ. Thói quen này vừa giúp vận động cơ thể, vừa tăng cường sự dẻo dai và khả năng tập trung tốt hơn. Đi bộ có thể cải thiện chức năng vận động, giúp giữ thăng bằng và điều hòa tim phổi, từ đó còn ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, xơ cứng động mạch, gan nhiễm mỡ...
Tuy nhiên, khi đi bộ thì bạn cần lưu ý thực hiện đúng 4 nguyên tắc sau đây nếu muốn thu về những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
1. Đi bộ chậm rãi, không nhanh
Đừng đi bộ theo phong cách quá gấp gáp, vội vàng vì nó có thể tác động đến cả nhịp thở của bạn. Bạn nên đi bộ chậm rãi, điều tiết cơ thể và hơi thở nhịp nhàng để tránh làm tăng huyết áp và tổn thương khớp gối.
2. Không sải bước quá nhiều
Khi đi bộ, bạn nên nâng cao đầu và ngực, thả lỏng vai và cánh tay chứ không nên lắc lư quá mạnh để tránh gây căng cứng, tổn thương cổ và vai. Đồng thời, vùng bụng dưới cũng cần được kéo căng và siết chặt để tác động cơ bụng hiệu quả.
Hãy chú ý không nên sải bước quá lớn, khoảng cách giữa hai bàn chân không quá rộng khi bước đi là tốt nhất.
3. Nhớ bổ sung nước kịp thời
Khi đi bộ, cơ thể sẽ có cảm giác mệt mỏi, đuối sức do thiếu nước. Lúc này, nồng độ trong máu tăng cao có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tai biến mạch máu não. Do đó, trước khi đi bộ thì bạn nên uống từ 1 - 2 cốc nước (50 - 100ml). Nếu cảm thấy khát khi đi bộ thì sau khi dừng lại, hãy nhớ uống tiếp 1 - 2 cốc nước nhỏ nữa và nuốt thật chậm sẽ giúp ổn định cơ thể tốt hơn.
4. Nên đi bộ tối đa 20 phút
Tùy theo thể chất mỗi người mà bạn có thể kéo dài thời gian đi bộ của mình, nhưng mức trung bình nhất sẽ trong khoảng 20 phút. Việc đi bộ tối đa 20 phút trong một lần có thể mang đến kết quả cao giúp bạn đốt cháy calo, chất béo và giảm cholesterol. Trạng thái sau khi đi bộ là bạn sẽ ra mồ hôi nhẹ, tinh thần phấn chấn, thoải mái, ăn ngủ tốt, hơi có chút đau mỏi cơ nhưng nó sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi đủ.
Nhưng nếu gặp phải hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực, ra mồ hôi nhiều sau khi đi bộ thì bạn nên chủ động đi khám để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề mà mình đang gặp phải.
Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet