Trên thực tế, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi gặp vấn đề xương khớp từ rất sớm. Lý do liên quan đến đời sống sinh hoạt như tư thế ngồi, cường độ vận động, xoa bóp sai cách, chế độ ăn uống và cả thói quen khi ngủ.
Đặc biệt là 4 sai lầm phổ biến khi nằm gối gây mất ngủ và nhiều bệnh tật nhưng ít ai biết sau đây:
1. Dùng tay thay gối
Không ít người không nằm gối nhưng lại có thói quen kê tay khi ngủ. Điều này không chỉ có hại cho đốt sống cổ mà còn ảnh hưởng đến dây thần kinh và cột sống.
Ảnh minh họa
Nó cũng rất nguy hiểm vì khi đó dây thần kinh ở tay sẽ bị chèn ép, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, gây cảm giác tê, nhức, mỏi tay. Bản thân xương tay cứng hơn gối thông thường và hay chuyển động, dễ gây chèn ép dây thần kinh quan trọng ở cổ, làm chậm máu lên não, gây áp lực lên các huyệt nhạy cảm.
Hơn nữa, độ cao của tay quá thấp, không đủ để đảm bảo cổ và vai gáy được bảo vệ trong khi ngủ. Dễ gây đau nhức, sung huyết và các bệnh về đốt sống cổ. Ngoài ra, một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy, tư thế ngủ gối tay còn là nguy cơ gây trào ngược thực quản.
2. Nằm gối quá cao
Sử dụng gối quá cao để kê khi ngủ sẽ làm cho cổ bị gập, xương cổ bị áp lực, cằm dễ chạm vào ngực. Từ đó làm căng cơ ở vùng cổ, đôi khi làm rách cơ trong khi chúng ta đang ngủ. Đồng thời còn hạn chế máu lưu thông lên não, thiếu oxy về não, có hại cho tim, khó hô hấp và gây ra hiện tượng mất ngủ, đau vai gáy chóng mặt, ngủ ngáy.
Ảnnh minh họa
Gối cao còn đặc biệt không thích hợp với những người hay nằm ngủ nghiêng và người cao tuổi. Người hay nằm nghiêng dùng gối cao rất dễ gây thoái hoá đốt sống cổ, còn người cao tuổi liên tục sử dụng gối cao sẽ dẫn đến vẹo cổ, gù lưng, khó ngủ.
Ngoài ra, gối cao rất dễ gây nằm sai tư thế, dẫn đến dáng người và dáng đi bị xấu đi, gù lưng, xương sống bị tác động theo thời gian. Các chuyên gia khuyến nghị chiều cao thích hợp cho gối ngủ là từ 8 - 15 cm.
3. Nằm gối quá thấp
Nếu cho rằng gối thấp giúp máu lưu thông đến não tốt hơn, dễ ngủ hơn thì bạn đã sai lầm. Thực chất, nó khiến lượng máu lên não quá nhiều dẫn đến nguy cơ mạch máu bị sung huyết, gây sưng mặt, sưng mí mắt hay đau nhức đầu khi thức dậy. Thậm chí, với những người có bệnh về tim mạch, huyết khối, liên tục ngủ với gối thấp hoặc không dùng gối làm tăng nguy cơ nhồi máu não.
Nếu thường xuyên nằm gối thấp sẽ dẫn đến cơ cổ bị chùn, xương sống cong. Đây là nguyên nhân chính gây ra việc đau cổ, cứng khớp, lâu ngày dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ.
Thói quen này còn dễ gây giật mình khi ngủ, ngủ không sâu, mơ ác mộng hoặc hay hoa mắt, chóng mặt khi ngủ dậy. Ngoài ra, nó cũng khiến cổ bị ngửa lại phía sau, xương cổ từ đó cũng bị ảnh hưởng, không đảm bảo được cong tự nhiên của cột sống. Vì vậy, độ cao của gối ít nhất phải trên 8cm.
4. Không nằm gối
Ngủ không gối có thể mang lại 1 vài lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ hữu ích cho những người ngủ với tư thế nằm sấp. Trong khi đó, nằm sấp lại làm gia tăng áp lực lên cột sống, hệ hô hấp, tim, các khớp ở lưng và cổ nên không được các chuyên gia khuyến khích.
Những người nằm ngủ nghiêng hoặc nằm ngửa thường sẽ thấy việc ngủ không có gối sẽ gây áp lực lên cổ của họ. Bằng cách này, nó có thể làm hỏng chất lượng giấc ngủ, dẫn đến đau cổ và lưng, gây ra nhiều vấn đề xương khớp.
Ngoài ra vùng gáy và cổ với nhiều động mạch quan trọng, bao gồm cả động mạch cảnh. Khi không dùng gối sẽ không được nâng đỡ, bảo vệ, đồng thời dễ bị kéo căng quá mức hoặc va đập, chấn thương khi thay đổi tư thế. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhồi máu não nguy hiểm tính mạng.
Các chuyên gia cho biết, tốt nhất là hãy dùng gối thay vì dùng tay hoặc không dùng gối hay bất cứ vật dụng nào để kê đầu khi ngủ. Chiều cao đảm bảo sức khỏe của gối dao động từ 8 - 15cm, rộng khoảng 30cm và chiều ngang dài 60cm. Gối cũng không nên quá cứng hoặc quá mềm và có chất liệu phù hợp với tư thế thường ngủ.
Nguồn và ảnh: Topick, Aboluowang, QQ