Những lúc rảnh rỗi, công việc không quá bận rộn, nhiều người thích nhân cơ hội trổ tài vào bếp, trổ tài nấu nướng cho bản thân và gia đình, tuy nhiên nấu nướng cũng là một kỹ năng. Bạn không những phải biết nên chọn loại nguyên liệu nào, nêm nếm ra sao, chế biến như thế nào để tạo thành một món ăn ngon mà còn cần chú ý tránh mắc phải những thói quen nấu nướng xấu để không đem chất gây ung thư tới với gia đình mình.
Dưới đây là 4 thói quen nấu nướng có thể dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư mà hầu hết các gia đình đều mắc phải.
1. Sau khi nấu món trước không được cọ xoong nồi mà dùng tiếp luôn
Nhiều người có thói quen xấu này! Để đỡ rắc rối hoặc giữ cho nồi sạch sẽ, nhiều người thường nấu ngay món tiếp theo sau khi món đầu tiên đã chín.
Tuy nhiên, thực tế là bề mặt tưởng như sạch sẽ của nồi sẽ bám nhiều dầu mỡ và cặn thức ăn, khi đun lại ở nhiệt độ cao có thể sinh ra chất gây ung thư như benzopyrene.
Dù vậy, nếu trước đó nhiệt độ dầu không quá cao, không bị cháy hay dính chảo thì dầu và nước còn sót lại sẽ chỉ ảnh hưởng đến hương vị của các món ăn sau, và không đe dọa quá nhiều đến sức khỏe con người.
Gợi ý: Sau khi nấu một món ăn, hãy cẩn thận rửa sạch nồi trước khi nấu món tiếp theo, điều này không chỉ làm giảm sản sinh chất độc hại mà còn tránh để gia vị và cặn của lần nấu trước ảnh hưởng đến mùi vị và hình thức của món sau.
2. Tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu xong
Món ăn đã chín, tắt lửa, tắt máy hút mùi và dọn món ăn một lượt là xong. Tuy nhiên, thói quen thường ngày này lại ẩn chứa "sát khí".
Vì trong quá trình nấu nướng sẽ sinh ra rất nhiều chất độc hại, và máy hút mùi đóng vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ khí thải. Máy hút mùi phải mất thời gian để loại bỏ khí thải, và khi nấu xong vẫn còn lượng khí thải chưa được xả ra khỏi bếp. Do đó, nếu tắt máy hút mùi ngay, các chất độc hại, thậm chí là chất gây ung thư phổi từ quá trình nấu nướng vẫn còn lơ lửng trong không gian bếp, chỉ chờ con người hít vào là gây bệnh.
Gợi ý: Khi nấu ăn, hãy cố gắng không đóng cửa bếp và mở cửa sổ để thông gió, điều này cũng có thể làm giảm dư lượng các chất độc hại trong nhà bếp ở một mức độ nhất định. Sau khi nấu xong, để máy hút mùi tiếp tục chạy từ 3 đến 5 phút để đảm bảo thải hết khí độc hại ra ngoài.
3. Chờ dầu bốc khói mới bắt đầu nấu
Khi nấu ăn, chúng ta thường đợi đến lúc dầu nóng rồi mới cho nguyên liệu vào nấu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dầu nóng và dầu bốc khói không có sự tương đồng nào cả. Khi chảo dầu đang bốc khói, nhiệt độ dầu thường đạt trên 200 độ C, ở nhiệt độ này, các vitamin tan trong chất béo có trong dầu bị phá hủy, đồng thời các axit béo cần thiết cho cơ thể con người cũng bị oxy hóa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu.
Đồng thời, thức ăn được chế biến khi dầu bốc khói cũng nhanh chóng bị mất giá trị dinh dưỡng hơn.
Gợi ý: Trong quá trình nấu, tốt nhất nên dùng chảo nóng với dầu lạnh, khi nấu nên kiểm soát nhiệt độ dầu khoảng 150-180 độ C. Cách đơn giản nhất là nhúng đũa tre/gỗ vào dầu, khi thấy nhiều bọt nhỏ xung quanh xuất hiện nghĩa là nhiệt độ đã đủ nóng để nấu.
4. Dầu sau khi chiên vẫn được sử dụng để nấu ăn
Nhiều người ngại ngần nên vứt bỏ dầu chiên đi hay tiếp tục giữ lại dùng. Nhưng tốt nhất bạn nên vứt bỏ nó, bởi vì dầu sẽ tạo ra các axit béo và các sản phẩm oxy hóa dầu độc hại khi đun nóng ở nhiệt độ cao, và việc sản xuất chất gây ung thư sẽ tăng mạnh khi dầu tiếp tục được sử dụng để nấu ăn ở nhiệt độ cao.
Gợi ý: Dầu ăn có thể được tái sử dụng, nhưng số lần sử dụng là cụ thể. Trong trường hợp bình thường, việc sử dụng dầu ăn lặp đi lặp lại không được quá 3 lần. Nếu dầu ăn được dùng để chiên 1-2 lần trước đó thì sau khi lắng một thời gian, phần chất lỏng trong trên có thể được sử dụng để nấu ăn; nếu dầu ăn đã được sử dụng 3 lần trở lên, ngay cả khi màu của nó nhạt, ít tạp chất thì cũng không còn dùng được để nấu nướng nữa. Do hàm lượng các hợp chất dị vòng trong các loại dầu ăn này đã vượt quá tiêu chuẩn an toàn, dễ gây biến đổi tính chất thực phẩm và tăng khả năng ung thư.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This