Theo ThS. BS Đặng Thị Như Quỳnh- Phó giám đốc Bệnh viện Mắt quốc tế DND, cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài ảnh hưởng đến công suất hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Điều này dẫn đến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại 1 điểm trước võng mạc, thay vì phải hội tụ đúng ngay tại võng mạc. Từ đó khiến người cận thị gặp khó khăn khi nhìn vật ở xa.
Muốn điều chỉnh hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc để nhìn rõ hơn, bạn sẽ phải mổ cận hoặc nhờ đến các loại kính cận. Trong đó phổ biến nhất là kính gọng hoặc kính áp tròng dành riêng cho người cận, thường gọi là lens cận.
Thông thường, độ cận 0.75 độ là mức nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
Tuy nhiên, những công cụ hỗ trợ này cũng không phải vạn năng, ngoài ra còn gây 1 số tác động không mong muốn đến ngoại hình.
4 thứ bạn phải đánh đổi về dung nhan khi sống chung với kính cận, lens cận
Nếu bạn hỏi 1 người cận thị bất kỳ về những nỗi khổ chỉ người đeo kính, đeo lens cận mới biết thì chắc chắn đếm đủ 2 bàn tay chưa hết. Hãy cảm thấy may mắn vì mình có đôi mắt sáng khỏe, bởi những người cận thị còn phải đánh đổi rất nhiều về ngoại hình để được nhìn vạn vật xung quanh rõ nét giống như bạn!
Đầu tiên, chẳng ai muốn lúc nào cũng có 1 cặp kính to, thô kệch hoặc dày cộp “như đít chai” trên mặt cả. Nó không chỉ khiến người cận thị trở nên xấu xí, bị lu mờ hết đường nét khuôn mặt mà còn luôn cảm thấy nặng nề, khác biệt với những người xung quanh. Ngay cả lens cận dù mỏng nhẹ, ưu việt hơn về thời trang nhưng cũng không tránh khỏi khiến đôi mắt kém tự nhiên, vướng víu và hay thấy khô mắt, chớp mắt, nheo mắt liên tục.
Thứ hai, “nỗi khổ muôn đời” của “hội 4 mắt” không thể nào thiếu việc mắt bị dại hoặc bị lồi khi đeo kính liên tục trong thời gian dài. Đừng hỏi tại sao người cận rất ít khi dám bỏ kính trước mặt người khác. Bởi vì, không chỉ gặp cảnh cứ bỏ kính ra là như người mù mà khi đó mắt họ còn lờ đờ, kém sắc, như thể rất mệt mỏi và chẳng ăn nhập gì với khuôn mặt.
Số khác thì có cảm giác mắt nhô hẳn ra phía trước, nhìn trực diện hay nhìn nghiêng đều phá hỏng cả ngũ quan, trông như thể bị mất ngủ kinh niên hay mắc bệnh nghiêm trọng làm biến dạng khuôn mặt vậy.
Thứ ba, việc đeo kính gọng lâu ngày còn tác động tiêu cực đến chiếc mũi. Trong khi những người trẻ tuổi thường truyền tai nhau rằng bộ phận này quyết định trên 60% nhan sắc khuôn mặt. Sống chung với kính cận lâu dễ để lại vết hằn ở sống mũi hoặc nếp nhăn quanh mắt. Lâu ngày có thể khiến vùng da này tối màu hơn hoặc thậm chí trông giống như vết sẹo mờ nếu gọng kính quá chật.
Hơn nữa, đeo kính cả ngày dài trong nhiều năm cũng có thể tác động đến sống mũi. Ví dụ như làm mũi bị gồ ghề, kính hay tụt hoặc lệch làm mũi cũng bị lệch theo. Nhất là đối với những người đã hoặc đang có ý định nâng mũi, tiêm filler để cải thiện dáng mũi.
Cuối cùng, đeo lens cận hay kính cận đầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cũng như làm đôi mắt trở nên xấu xí hơn. Hiện tượng sụp mí khi đeo kính cận không phải là hiếm. Dấu hiệu của sụp mí là hình ảnh nếp da của mí mắt trên trễ quá bờ mi, mắt híp, mí mắt nặng, mắt nhìn thiếu sức sống. Bởi vì cơ nâng mi trên đã bị yếu đi dẫn đến giảm hoặc không còn khả năng nâng đỡ nữa.
Các chuyên gia Nhãn khoa cho rằng không phải ai đeo kính cũng sẽ bị sụp mí mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tùy mức độ mà có thể gặp sụp mí mắt một bên hoặc cả 2 bên. Nhưng ở mức độ nào thì tình trạng này cũng gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ chứ chưa nói đến suy giảm chức năng nhìn.
Hay như khi đeo lens cận thường xuyên, khiến mắt thiếu oxy, dễ trở nên khô và lờ đờ, nheo mắt nhiều dễ gây nếp gấp ở đuôi mắt. Chưa kể nó dễ đỏ mắt, nhiễm khuẩn nếu không vệ sinh kỹ, gây ra nhiễm trùng, viêm mắt, thậm chí mù lòa.
Giải pháp thay thế kính cận và lens cận hiệu quả nhưng vẫn an toàn
Ngoài những sự đánh đổi về dung nhan vừa kể trên, việc đeo kính cận hay lens cận cũng không phải là biện pháp lâu dài. Bởi vì độ cận sẽ tăng theo thời gian dù bạn có chăm chỉ dùng kính, thậm chí đến mức lens cận hay kính gọng dày cộp cũng không còn “ăn thua” nữa. Lúc này, bạn phải nhờ đến các phương pháp phẫu thuật khúc xạ như các loại laser hoặc đặt kính nội nhãn.
ThS. BS Đặng Thị Như Quỳnh cho biết, mặc dù phẫu thuật khúc xạ hay thường gọi là mổ cận ưu việt hơn hẳn, giải quyết dứt điểm cận thị và ngăn ngừa tái cận nhưng được chia làm nhiều loại và không phải đối tượng nào cũng phù hợp.
Đó là lý do mà Bệnh viện Mắt Quốc tế DND rất chú trọng tới quy trình 8 bước khám chuyên sâu trước phẫu thuật chuẩn Quốc tế. Bên cạnh đó, đây cũng là đơn vị duy nhất tại miền Bắc trang bị hệ thống máy khảo sát bản đồ giác mạc kết hợp đo sinh trắc học giác mạc Oculus Pentacam Corvis.
Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ có thể đánh giá chính xác và toàn diện hơn về chất lượng giác mạc của bệnh nhân cả trước và sau khi phẫu thuật: Chiều dày giác mạc, cấu trúc bền vững của giác mạc, độ cong mặt trước và mặt sau, nguy cơ giãn lồi giác mạc cũng như sàng lọc một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, từ đó giúp bạn vĩnh biệt cặp kính cận, lens cận để có đôi mắt tinh anh và ngoại hình tỏa sáng.
Bệnh viện Mắt Quốc tế DND - International Eye Hospital Địa chỉ: 128 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Hotline: 0969.128.128 – 0968.11.55.88/ Tổng đài CSKH: 1900.6966 Website: matquocte.vn |