Chúng ta đều biết rằng đường là một trong những nhân tố thúc đẩy sự tích lũy mỡ thừa, gây tăng cân phổ biến và nhanh nhất. Do đó, nhiều người thường tránh xa hoặc hạn chế các thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường để không làm hỏng vóc dáng, cân nặng hoàn mỹ của mình.
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm ăn vào có thể không ngọt nhưng thực chất nó lại chứa rất nhiều đường mà bạn không hề hay biết. Nếu đang giảm cân, giữ dáng, nhất định phải hạn chế tiêu thụ 5 loại thực phẩm "tưởng không ngọt mà ngọt không tưởng" dưới đây.
1. Gia vị, nước chấm
Đại diện cho danh sách gia vị ăn vào "tưởng không béo mà béo không tưởng" này là tương ớt, tương cà, ớt chưng, sốt trộn salad, dầu mè, mayonnaise… Khi nấu ăn, thêm nhiều loại gia vị, nước sốt có thể giúp món ăn ngon hơn, nhưng không nên ăn nhiều chúng trong quá trình giảm cân.
Điều này là do để đạt chuẩn lên men hoặc có vị ngon thường thấy, quá trình sản xuất các loại gia vị này sẽ phải sử dụng đến khá nhiều đường. Nhưng vì chúng có nhiều hương liệu khác nhau nên đã "che đi" vị ngọt, đó là lý do tại sao bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng ăn nhiều gia vị, nước chấm lại có thể gây tăng cân.
Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên hạn chế sử dụng các loại gia vị, nước chấm.
2. Trái cây, rau, thịt khô sấy
Nho khô, xoài khô, thịt bò khô, các loại rau củ sấy đóng hộp… trông có vẻ rất tốt cho sức khỏe nên nhiều người giảm cân chọn chúng là món ăn vặt hoặc ăn thay bữa chính.
Trên thực tế, hàm lượng đường trong các loại thực phẩm này không hề thấp, thậm chí còn cao gấp 4 lần bình thường, dù khi ăn bạn không thấy nhiều vị ngọt. Điều này là do các loại thịt, rau quả sấy khô để có hương vị vừa miệng và độ tươi ngon, màu sắc đẹp, độ mềm lâu cũng cần khá nhiều đường và phụ gia.
Do đó, những ai đang giảm cân nên chọn lựa các loại thực phẩm sấy khô một cách cẩn thận dựa trên nhãn dinh dưỡng của nó.
3. Bột yến mạch
Bột yến mạch chắc chắn là không xa lạ gì với nhiều người bởi nó giàu dinh dưỡng, giúp no lâu và lượng đường rất thấp, đó là mọi người truyền tai nhau như vậy.
Nhưng thực tế, hầu hết các loại bột yến mạch trên thị trường đều là bột yến mạch đã qua tinh chế, làm giảm hàm lượng chất xơ trong yến mạch nguyên chất, và thêm nhiều đường, bột kem, hương liệu và trái cây sấy khô.
Không chỉ có bột yến mạch, các loại ngũ cốc tinh chế được ghi chú rằng "không chứa đường sucrose" làm nhiều người hiểu lầm rằng chúng không đường. Nhưng thật ra đúng là nó không chứa đường sucrose mà chứa đường maltose. Hãy đọc kỹ thành phần trước khi mua!
4. Đồ nướng
Nếu cho rằng hàm lượng đường khi ăn đồ nướng như bánh mì, bánh quy ăn kèm... không cao thì bạn đã nhầm!
Đúng là khi ăn những thực phẩm này không ngọt, thậm chí có vị mặn, nhưng đường luôn được thêm vào thực phẩm nướng để tạo nên hương vị hấp dẫn.
Lấy bánh mì làm ví dụ, trong 100g bánh mì có 10 - 20g đường trắng, cộng với hàm lượng tinh bột của bột mì, lượng đường trong một khẩu phần bánh mì cũng đủ khiến bạn tăng nhẹ vài cân!
5. Các loại đồ uống ít ngọt
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1 người trưởng thành nạp vào cơ thể 2000 calo mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 25g đường/ngày, con số này gần như tương đương với 6 - 7 thìa cà phê đường trắng.
Những đồ uống có đường, thậm chí là cả đồ uống ít đường trên thị trường thường vượt quá số lượng này. Nước uống có gas, trà sữa, nước hoa quả… dù đã chọn loại ít đường hoặc yêu cầu nhân viên pha chế giảm đường, ít ngọt tối đa thì vốn hương liệu hoặc quá trình chế biến thành phẩm của chúng đã sử dụng đường để lên men, tạo vị rồi nên bạn không thể tránh khỏi việc nạp nhiều đường vào cơ thể được.
Ngoài ra còn có một số đồ uống chứa vi khuẩn lactic mà bạn thường uống như sữa chua, men vi sinh... bản thân nó không phải là sản phẩm từ sữa, lượng đường trong đồ uống này cao hơn đường trong sữa. Do đó, bạn vẫn nên xem kỹ thành phần, hàm lượng đường trước khi mua những loại đồ uống có vẻ như tốt cho sức khỏe và việc giảm cân này.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, QQ, Eat This, Asia One