Điều cần biết khi sử dụng thuốc nam để làm mát gan, thải độc gan
Theo các chuyên gia y tế, một trong những cách giúp giải độc gan hiệu quả là sử dụng cây thuốc nam thải độc gan. Phương pháp này có thể giúp cải thiện hoạt động chức năng của gan nếu được sử dụng đúng liều lượng và cách dùng đúng cách.
Ảnh minh họa
Việc sử dụng thuốc nam không đúng cách hoặc quá lạm dụng có thể gây "phản tác dụng" xuất hiện các biểu hiện sau khi uống thuốc giải độc gan, khiến cho gan làm việc quá sức, dễ suy yếu và nhiễm độc hơn.
Thực tế, đã có nhiều người có thói quen tự ý sử dụng các cây thuốc nam để giải độc gan mà không có bằng chứng khoa học đầy đủ. Việc sử dụng các loại thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, tốt nhất cần tham khảo bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc nam chữa bệnh để đảm bảo đúng liều lượng và cách dùng .
Gợi ý 6 loại thuốc nam có công dụng làm mát gan, thải độc gan
Cây hoa cúc
Ảnh minh họa
Nhắc đến các cây giải độc gan, không thể bỏ qua cây hoa cúc. Tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh do chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất như tannin, inulin, flavonoid, axit hữu cơ,…
Để tích trữ, người ta thường phơi khô thân và hoa của cây hoa cúc để pha trà uống, có tác dụng làm mát cơ thể, an thần và giúp ngủ ngon. Đặc biệt, khi kết hợp hoa cúc với hoa kim ngân sắc và cam thảo sẽ mang đến nhiều lợi ích cho gan, đồng thời, kích thích ăn ngon miệng và phòng tránh trầm cảm.
Cây mã đề
Ảnh minh họa
Lá cây mã đề chứa nhiều vitamin A, C, K và rất giàu canxi. Còn thân cây mã đề chứa lượng lớn aucubin - một loại glucozit có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng phong nhiệt và giải độc gan, thận. Do đó, đây là cây thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc lợi tiểu và chống viêm loét.
Với cây mã đề, bạn có thể phơi khô rồi sắc lấy nước và uống như nước lọc. Ngoài ra, cũng có thể dùng tươi bằng cách rửa sạch, cắt nhỏ và nấu canh cùng thịt lợn băm. Duy trì ăn 3 lần/ tuần và trong 2 - 3 tuần để mang lại hiệu quả.
Cây nhọ nồi
Ảnh minh họa
Trong Đông y, cây nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt thanh, được sử dụng trong nhiều bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, thận. Bạn có thể sử dụng độc vị cây nhọ nồi hoặc kết hợp với các vị thuốc khác như hoàng cầm, thục địa, kinh giới, cây trinh nữ, rễ cỏ tranh,… Lưu ý là nên tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.
Cây rau diếp cá
Ảnh minh họa
Đây không chỉ là loại rau được nhiều người yêu thích mà còn là cây giải độc gan rất hiệu quả. Lá và thân cây rau diếp cá giàu vitamin A, B, chất đạm, chất xơ, sắt, canxi, kali, lipit, glucid, protit, cellulose, tinh dầu methyl nonyl ketone,… có tác dụng làm mát gan, rất phù hợp với những người bị nóng trong người, thường xuyên nổi mụn hay nhiệt miệng.
Với cây rau diếp cá, bạn có thể rửa sạch rồi ăn sống hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Ăn hoặc uống nước lá diếp cá mỗi ngày không chỉ giúp thanh nhiệt cơ thể mà còn hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục chứng đầy bụng, khó tiêu,…
Cây cà gai leo
Ảnh minh họa
Tiếp đến trong danh sách các cây giải độc gan chính là cà gai leo hay còn gọi là cà gai dây, cà bò. Loài cây này chủ yếu mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh viêm gan B bởi trong thành phần cây chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng virus viêm gan B mạnh mẽ như flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid,…
Để làm mát gan, giải độc gan, hạ men gan và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan thì cách đơn giản nhất là hãm cà gai leo với nước nóng rồi chắt lấy nước uống. Ngoài ra, bạn hãy sử dụng cà gai leo kết hợp với cây dừa cạn, cây chó đẻ đem đi sao vàng rồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang.
Cây răng cưa chó đẻ
Ảnh minh họa
Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, là một loại cây thuốc Nam có tính mát, có thể được sử dụng để giải độc gan, ngăn chặn quá trình phát triển của các loại virus như virus viêm gan B, C. Bên cạnh đó, loại cây này còn giúp làm giảm đau đầu, giảm đau bụng và tăng cường chức năng tiêu hóa. Nó cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.