5 loại virus không thể bị giết chết bằng cách dùng gel rửa tay khô

Gel rửa tay khô không phải là thuốc chữa bách bệnh, nếu cứ chủ quan nghĩ nó có thể tiêu diệt được vi khuẩn thì bạn vô tình rước bệnh vào thân.

  

Để ngăn chặn virus, nhiều người được khuyên rằng nên rửa tay bằng xà phòng hoặc gel rửa tay khô có cồn. Trong đó, gel rửa tay khô là sản phẩm khá thuận tiện, có thể dễ dàng mang theo và sử dụng bất cứ lúc nào. Mặc dù nó có thể tiêu diệt được vi khuẩn, virus nhưng nó không phải là "thuốc" chữa bách bệnh, bởi có rất nhiều loại virus không thể bị tiêu diệt bằng cồn.

5 loại virus không thể bị giết chết bằng cách dùng gel rửa tay khô - 1

Gel rửa tay khô không giết được virus.

Trịnh Nguyên Ngọc, bác sĩ tại khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Xinfeng Shangwen, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc nói: "Gel rửa tay khô không thể khiến virus bất hoạt, nhưng nếu rửa tay bằng xà phòng với nước thì có thể làm cho virus trôi sạch, giảm đáng kể hoặc thậm chí loại bỏ nguy cơ lây nhiễm".

Tuy nhiên, có 5 loại virus sau đây khá phổ biến nhưng lại không thể dàng bị tiêu diệt bằng các loại gel rửa tay khô thông thường, chỉ có thể loại bỏ chúng bằng cách dùng xà phòng diệt khuẩn với nước.

1. Rhinovirus

Trong số hàng trăm loại virus gây cảm lạnh thông thường, rhinovirus là loại phổ biến nhất, biểu hiện điển hình là gây nhiễm trùng đường hô hấp. Các triệu chứng thường gặp như là sốt, sổ mũi, ho, nghẹt mũi. Nếu bệnh nhân đang bị hen suyễn mà nhiễm virus này sẽ khiến mức độ cơn hen trở nên trầm trọng hơn.

5 loại virus không thể bị giết chết bằng cách dùng gel rửa tay khô - 2

Virus gây cảm cúm thông thường không bị tiêu diệt bởi gel rửa tay khô. (Ảnh minh họa)

2. Adenovirus

Adenovirus là một loại virus phổ biến gây cảm lạnh thông thường, là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em và người lớn. Triệu chứng thường gặp như là sốt, viêm họng, chảy nước mũi kết hợp với viêm tai giữa, đau họng, đau mắt đỏ.

Ngoài ra nếu nhiễm adenovirus ở đường tiêu hóa thì sẽ gây đau bụng, nôn, sốt, nhức đầu và tiêu chảy.

3. Enterovirus

Enterovirus là thuật ngữ chung cho một nhóm virus bao gồm enterovirus 71, virus viêm gan A, virus bại liệt, virus gây bệnh tay chân miệng. Mỗi loại virus có mức độ gây bệnh và mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Triệu chứng thường gặp khi nhiễm loại virus này là sốt cao, loét miệng gây đau khi nuốt, nổi mụn nước ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể bị biến chứng như viêm màng não vô khuẩn, viêm não, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, có thể gây tử vong.

5 loại virus không thể bị giết chết bằng cách dùng gel rửa tay khô - 3

Vì thế, bệnh nhân bị nhiễm enterovirus nên đi điều trị y tế ngay nếu có các triệu chứng sau: sốt dai dẳng, nôn kéo dài, lười vận động, buồn ngủ, bất tỉnh, tay chân yếu, đi lại không ổn định, co giật, nhức đầu, cứng cổ, đau ngực, khó thở và mất nước.

4. Norovirus

Đây là loại virus có thể gây viêm đường tiêu hóa, rất dễ lây lan trong cộng đồng. Các triệu chứng thường gặp như là buồn nôn, tiêu chảy và chuột rút ở bụng, sốt, ớn lạnh, kiệt sức, đau đầu và đau cơ.

5. Rotavirus

Là một nguyên nhân phổ biến của viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ em, sự lây nhiễm của loại virus này cũng rất mạnh mẽ. Người già và người có sức đề kháng kém cũng dễ bị nhiễm bệnh.

Sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và chán ăn là những triệu chứng điển hình. Nếu tiêu chảy liên tục 10 lần 1 ngày thì có thể gây mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, một vài trường hợp sẽ có vấn đề về hô hấp như ho và sổ mũi.

Cách phòng chống lây nhiễm virus

5 loại virus không thể bị giết chết bằng cách dùng gel rửa tay khô - 4

Vệ sinh tay chân, nhà cửa sạch sẽ là cách loại bỏ nhiều loại virus.

Nghiêm Tôn Hải, bác sĩ tại Bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial, Đài Loan nhắc nhở mọi người rằng khi pha loãng thuốc tẩy hoặc thuốc sát khuẩn thì cần mặc quần áo dài tay, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ. Đặc biệt, đừng để các loại dung dịch này chạm vào miệng, mũi, mắt. Trong quá trình khử trùng, không khí trong nhà cần phải được thông gió.

Ngoài ra, một số loại virus còn lây nhiễm qua đường phân nên rất dễ bám vào thực phẩm và nước uống. Do đó, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nên rửa rau củ kỹ, tránh ăn đồ sống, các loại thịt nên được nấu chín hoàn toàn, dao thớt cũng được phân chia dùng cho thực phẩm sống và chín một cách riêng biệt.