5 vị trí mọc mụn trên mặt đang “ám chỉ” nhiều vấn đề sức khỏe ở tim, gan, phổi, dạ dày

Mọc mụn trên mặt không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình hay đơn giản là vấn đề da liễu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh tật nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ Luo Peilin (Trung Quốc) cho biết, dù trong y học cổ truyền hay y học hiện đại thì tình trạng mụn mọc nhiều hoặc lặp lại ở một vài vị trí trên khuôn mặt đều cho thấy sức khỏe gặp vấn đề. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ chỉ cho rằng đó là vấn đề liên quan tới dậy thì, chăm sóc da, dị ứng thực phẩm, thức khuya mà không biết rằng loại trừ các vấn đề này thì phía sau còn có thể ẩn giấu nhiều loại bệnh tật nghiêm trọng khác.

Ông nhắc nhở rằng, khuôn mặt cũng chính là “tấm gương phản chiếu” sức khỏe nội tạng. Vì vậy, đừng bỏ qua 5 vị trí mọc mụn trên khuôn mặt rất có thể là “lời cầu cứu” từ gan, thận, phổi, dạ dày, tim mạch sau đây:

1. Mọc mụn ở má

Hai bên má là vị trí thường xuyên mọc mụn dù bạn ở giới tính nào. Nguyên nhân là khu vực má thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt, chạm tay lên hoặc quá trình đeo khẩu trang. Tuy nhiên, đừng mất cảnh giác vì mụn mọc nhiều, dai dẳng ở má có thể do nhiều cơ quan nội tạng đang “kêu cứu”.

5 vị trí mọc mụn trên mặt đang “ám chỉ” nhiều vấn đề sức khỏe ở tim, gan, phổi, dạ dày - Ảnh 1.

Má là vị trí thường xuyên mọc mụn, khiến chị em mất tự tin và cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe (Ảnh minh họa)

Phổ biến nhất là những vấn đề về sức khỏe của gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc gan yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể do đó dẫn đến tích lũy chất độc và gây ra mụn. Gan nóng cũng dễ gây “bốc hỏa”, dễ tức giận và căng thẳng dẫn tới mọc mụn ở má. Hay các vấn đề về hô hấp như dị ứng thời tiết, cảm lạnh, phổi yếu cũng có thể gây ra mụn trên má. Có một điều đặc biệt là mụn do gan thường mọc nhiều ở trái còn mụn do phổi thường mọc nhiều ở má phải.

Còn nếu như mụn mọc tập trung ở trên gò má thì rất có thể do đường ruột bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệm vụ bài tiết và thải độc của thành ruột. Khi đó, người bệnh có thể thường xuyên gặp phải hiện tượng như trướng bụng, sôi bụng, đầy hơi… đi kèm mọc mụn.

2. Mọc mụn ở trán

Mụn đột nhiên xuất hiện nhiều hoặc tái đi tái lại ở vùng trán rất có thể là do trái tim của bạn gặp vấn đề. Bác sĩ Luo Peilin nói thêm, trong y học cổ truyền thì mọc mụn ở vị trí này là dấu hiệu của tâm hỏa thịnh (tim hồi hộp, nóng trong người), quá trình tuần hoàn máu có vấn đề, dẫn tới việc cơ thể tích tụ các độc tố sinh ra mụn. Biểu hiện thường đi kèm với mất ngủ, dễ căng thẳng, lưỡi lở loét hoặc chuyển màu đỏ đậm.

Y học hiện đại cũng cho rằng mụn bất thường ở trán do cơ thể tích tụ nhiều độc tố, tinh thần căng thẳng quá độ, mất ngủ lâu ngày. Một số trường hợp là do gan hoặc thận bị quá tải, dẫn tới rối loạn thải độc.

3. Mọc mụn ở cằm

Xét tới thói quen xấu khiến mụn mọc ở cằm, Bác sĩ Luo Peilin liệt kê: chống tay lên cằm, cọ xát với quần áo, rửa không kỹ… Nhưng đương nhiên, loại bỏ những yếu tố này mà mụn cằm vẫn mọc dai dẳng thì tức là cơ thể đang gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

5 vị trí mọc mụn trên mặt đang “ám chỉ” nhiều vấn đề sức khỏe ở tim, gan, phổi, dạ dày - Ảnh 2.

Mọc mụn ở cằm thường do rối loạn nội tiết hoặc vấn đề ở thận (Ảnh minh họa)

Mụn trứng cá và mụn bọc tập trung nhiều ở cằm với phụ nữ thường do bệnh phụ khoa, vấn đề nội tiết còn đàn ông thì phần lớn liên quan tới thận. Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề.

Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề. Còn nếu nam giới mọc nhiều mụn ở cằm có thể do viêm thận, chức năng thận bị rối loạn dẫn tới tích tụ chất độc, rối loạn nội tiết tố nam.

4. Mọc mụn ở mũi

Mũi là vị trí mọc mụn trứng cá, mụn bọc thường liên quan nhiều nhất tới vấn đề ở hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày. Vị trí mọc mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô, bỏng rát. Còn nếu nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi cũng có thể liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.

Nhưng nếu đầu mũi mọc nhiều mụn đầu đen, mụn cám hoặc cục u sưng đỏ nhưng không có nhân thì bác sĩ Luo Peilin khuyên rằng bạn nên quan tâm hơn tới tim và phổi. Do phổi tích tụ quá nhiều “bụi” hoặc độc tố sẽ dẫn tới cơ quan hô hấp chính là mũi bị ảnh hưởng, mọc mụn đầu đen, đi kèm vùng da mũi nhờn hơn, lông mũi mọc nhiều hơn.

5. Mọc mụn quanh miệng

Khu vực quanh miệng theo có liên quan chặt chẽ tới hệ tiêu hóa. Trong đó, ruột và gan là những cơ quan chính tác động đến việc nổi mụn ở quanh miệng của bạn.

Một chế độ ăn thiếu lành mạnh với nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều đường và chế biến nhiều lần với dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của ruột và gan. Tiêu hóa kém sẽ khiến cho độc tố tích tụ trong cơ thể và hình thành lên những nốt mụn quanh vùng miệng.

5 vị trí mọc mụn trên mặt đang “ám chỉ” nhiều vấn đề sức khỏe ở tim, gan, phổi, dạ dày - Ảnh 3.

Bên cạnh vấn đề sức khỏe, mụn mọc nhiều và dai dẳng cũng có thể do dị ứng mỹ phẩm hoặc thực phẩm (Ảnh minh họa)

Mụn quanh miệng cũng có thể là do rối loạn nội tiết tố, thường gặp ở phụ nữ dậy thì,  trước kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai. Bên cạnh đó, bác sĩ Luo Peilin cảnh báo rằng mọc mụn quanh miệng dai dẳng cũng có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường. Hay mụn đinh râu ở miệng khá là nguy hiểm và thường phát sinh khi chức năng ruột và gan gặp trục trặc.

Nguồn và ảnh: Good Morning Health, Top Beauty, QQ