Món đậu phụ được chế biến từ đậu nành với công thức đơn giản, dễ làm ngay tại nhà. Đậu nành rất tốt cho sức khỏe, vậy tại sao 6 nhóm người sau lại cần kiêng đậu phụ?
Người bị suy tuyến giáp:
Hàm lượng isoflavone trong đậu phụ cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chặn các loại enzyme sản xuất hoc-môn tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.
Người có chức năng thận yếu:
Đậu phụ giàu protein thực vật, được chuyển hóa thành hợp chất chứa nitơ và bài tiết qua thận sau khi ăn. Chính vì thế, những người có chức năng thận yếu nên hạn chế ăn đậu phụ. Không những thế, canxi trong đậu phụ cũng dễ bị kết tủa trong cơ thể, dễ gây sỏi thận.
Người bị tiêu chảy do lạnh dạ dày:
Đậu phụ có tính lạnh, kết cấu mềm và dễ tiêu hóa. Là món ăn rất giàu nước, sau khi ăn, cơ thể sẽ được cung cấp thêm nước, giúp thanh nhiệt giải hỏa, tăng cường khí lạnh trong dạ dày, và nhuận tràng thông tiện. Do đó, những người có bệnh liên quan đến đau bụng đi ngoài do lạnh thì tốt nhất không nên ăn đậu phụ, để tránh làm tăng khí lạnh trong dạ dày, dẫn đến tiêu chảy, nôn hoặc tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
Người mắc bệnh gout:
Đậu phụ có chứa một lượng lớn chất purine, chất này sẽ làm hàm lượng purine trong cơ thể tăng cao hơn.
Những người bị bệnh gout bản thân đã có sự trao đổi purine bất thường, nếu tiếp tục ăn thêm đậu phụ sẽ càng làm cho hệ thống trao đổi purine trở nên rối loạn, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Người đang uống thuốc tetracycline:
Đậu phụ giàu canxi và magiê, trong khi thuốc tetracycline có chứa các thành phần có sự phản ứng với canxi và magiê. Vì vậy, khi uống thuốc tetracycline thì nên tránh xa đậu phụ cũng như các sản phẩm làm từ đậu nành.
Người mắc bệnh tiêu hóa:
Hàm lượng protein trong đậu phụ sẽ khiến quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.
Ngoài ra, nếu bạn không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ.