Khi dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp tại Việt Nam, F0 bùng phát dẫn tới nhiều hộ gia đình thậm chí sẵn sàng cho việc tất cả các thành viên cùng... dương tính. Dưới đây là những loại thực phẩm có thể cấp đông lâu mà vẫn an toàn để dùng dần, giúp các hộ gia đình tiết kiệm tiền và giảm lãng phí thực phẩm.
Tuy mua nhiều thực phẩm với tâm lý tích trữ như vậy nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản thực phẩm đúng và loại thực phẩm nào có thể để lâu, đảm bảo an toàn.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm mà bạn “không ngờ tới” có thể trữ đông trong mùa dịch
1. Trứng
Bạn có thể làm tất cả mọi thứ từ trứng, ví dụ như bánh pudding và bánh kếp, cho đến một bữa sáng nhanh gọn lẹ mà vẫn đủ chất. Bạn chưa từng nghĩ rằng có thể bảo quản trứng trong ngăn đá tủ lạnh?
Vậy thì hãy tập làm quen với cách này vì nó có thể kéo dài thời gian bảo quản trứng lên tới vài tháng. Đập vỡ vỏ trứng, đổ vào khay, thêm một ít muối hoặc đường. Sau đó, bạn chỉ cần lấy ra sử dụng khi cần.
2. Phô mai
Ai không thích bánh mì phô mai, hay phô mai chiên chứ? Bạn có thể đông lạnh phô mai trong hộp nếu bạn muốn, hay nướng và cho phô mai vào một túi zip có khóa kéo để lấy sử dụng khi bạn cần. Bất cứ thứ gì từ mozzarella đến parmesan đều có thể để đông lạnh được, nhưng tránh để quá lâu, dễ gây ra các phản ứng xấu.
3. Sữa
Trong số những thực phẩm có thể đông lạnh, sữa cũng nằm trong danh sách này. Sữa đông lạnh nên được làm tan trước khi sử dụng và đảm bảo lắc trước khi uống để đảm bảo tất cả các chất rắn và chất lỏng đã được trộn lẫn hoàn toàn. Sữa cũng sẽ nở ra khi đông lạnh, vì vậy bạn đừng để sữa trong hộp kín.
Để có thể bảo quản sữa lâu hơn, bạn có thể cho sữa vào khay làm đá rồi bỏ vào ngăn đông. Mỗi khi cần sử dụng để pha cà phê sữa hay trà sữa, sinh tố... bạn chỉ việc lấy từng viên sữa đông đá rồi dùng mà thôi.
4. Bánh mì
Bánh mì sẽ bị khô nhanh chóng khi được cất trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản nó trong ngăn đá, 6 tháng sau, bánh mì vẫn tươi ngon. Đầu tiên, dùng màng nhựa bọc kín từng cái bánh, sau đó cất vào ngăn đá.
Đừng xếp đè bánh lên nhau cũng như không xếp bất cứ đồ gì khác lên bánh để không làm vỡ vỏ bánh. Khi muốn ăn, rã đông và cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 10 phút.
5. Sô cô la
Sôcôla không chứa nhiều nước, điều đó có nghĩa là nó sẽ không thay đổi nhiều như các mặt hàng khác khi đông lạnh và sau khi rã đông. Để socola ở ngăn mát trong vài giờ trước khi đặt nó vào tủ đông vì điều này sẽ giúp hạ nhiệt độ từ từ, tránh thay đổi hương vị và kết cấu bên ngoài. Đối với thỏi sô cô la, chúng có thể được lưu trữ từ 2-4 tháng trong xưởng sản xuất trước ngày đóng gói, từ 6-8 tháng trong hộp kín, trong tủ lạnh và từ 2-3 năm trong tủ đông.
6. Gạo và mì
Cơm đông lạnh và mì ống không chỉ giúp bạn xử lý tình huống khi lỡ tay nấu quá nhiều, nó còn có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian khi đi ăn tối. Hãy đặt nó lên một khay nướng phẳng và cho vào tủ đông. Sau khi được đông lạnh hoàn toàn, bạn có thể chuyển chúng vào một hộp chứa khác. Đơn giản chỉ cần đổ nước nóng lên cơm hoặc mì ống để rã đông và thu hồi.
7. Sữa chua
Loại thực phẩm dễ trữ đông nhất đó chính là sữa chua đơn giản vì bạn sẽ không phải rã đông để ăn. Thay vào đó, bạn đã có sữa chua đông lạnh làm sẵn mà không cần ra khỏi nhà. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, một số loại sữa chua có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình đông lạnh, do đó, điều quan trọng là phải thử một lượng nhỏ trước để đảm bảo hương vị không bị ảnh hưởng.
Nguồn: Metro UK