Thực tế, không phải thứ gì cũng thích hợp để cho vào tủ lạnh, không nên cho 7 loại thực phẩm này vào tủ lạnh, không những không giữ được tươi ngon mà còn nhanh hỏng thối.
Đặc biệt, khi cho chúng vào tủ lạnh có thể sản sinh ra chất độc aflatoxin. Chất này một khi sản sinh ra sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta, nó là một hợp chất rất có hại. Nếu con người ăn phải các sản phẩm chứa aflatoxin và hấp thụ các chất độc qua đường tiêu hóa, chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh ra các phản ứng độc hại, đặc biệt là gan, thậm chí gây ung thư gan.
7 loại thực phẩm không được để trong tủ lạnh dễ nhiễm độc tố aflatoxin
1. Mật ong
Mật ong là thức uống được nhiều người yêu thích, nếu món ăn nào có vị chua đặc biệt thì cho thêm chút mật ong vào, vừa chua vừa ngọt, hương vị sẽ được cải thiện rất nhiều.
Thêm vào đó, đây cũng là thức uống tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta lưu ý không nên cho mật ong vào tủ lạnh. Điều này là do khi đặt mật ong trong tủ lạnh, sau một thời gian mật ong sẽ kết tinh và kết tủa đường glucose, khiến chất lượng mật ong giảm đi khá nhiều, thậm chí bị biến tính. Khi đó, một số người sẽ chọn cách vứt bỏ mật ong này, rất lãng phí.
2. Cà chua
Cà chua là món khoái khẩu của nhiều người, có người còn ăn sống để giải khát. Cà chua có vị chua chua ngọt ngọt. Vào mùa hè này, bạn muốn cho cà chua tăng thêm vị ngon nên đã để vào trong tủ lạnh, đây cũng không là vấn đề gì to tát nhưng không nên lưu trữ cà chua trong tủ lạnh trong một thời gian dài.
Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của cà chua. Bên cạnh đó các bạn nữ cũng cố gắng ăn ít đồ lạnh nhất có thể.
3. Trái cây nhiệt đới
Trái cây nhiệt đới như chuối, xoài và đu đủ thường được hái và bán khi chưa chín, và nếu trái cây chưa chín được đặt trong tủ lạnh, nó sẽ ức chế sự giải phóng ethylene, điều này khiến chúng càng lâu chín hơn.
Ngoài ra, ở nhiệt độ tủ lạnh, những loại trái cây nhiệt đới này có thể dễ bị ''chết cóng'', trong trường hợp nhẹ, da (vỏ quả) có thể chuyển sang màu nâu và rỗ (chuối là một ví dụ), và trong trường hợp nghiêm trọng, da thậm chí có thể trở nên mềm, thối và mốc. Do đó, nhiệt độ tốt nhất để bảo quản trái cây này là ở nhiệt độ trên 8 độ C.
4. Cá sống
Nếu muốn bảo quản cá tươi sống trong tủ lạnh, bạn chỉ có thể cho vào ngăn đá tủ lạnh để cá đông lại thành đá, còn nếu để không để cá đông thành đá thì bạn không thể để nó quá lâu vì nhiệt độ trong tủ lạnh không thể đạt đến nhiệt độ thích hợp để bảo quản cá là âm 30 độ.
Nếu để lâu ở nhiệt độ không đủ, cá sẽ bị ôi thiu và mất nước, cuối cùng bị thối rữa, sau khi chúng ta ăn phải loại cá này thì tiêu chảy là chuyện nhỏ, nếu tình trạng nghiêm trọng thì thậm chí chúng ta còn phải nhập viện.
5. Dưa hấu cắt lát
Bản thân thói quen cho hoa quả cắt sẵn vào tủ đông lạnh để ăn cho mát là điều không tốt bởi ăn vào sẽ dễ bị lạnh bụng gây tiêu chảy, ngoài ra tủ lạnh chỉ là môi trường nhiệt độ thấp, không phải là môi trường vô trùng, tức là nếu bạn không bao bọc miếng dưa trong màng bọc thì nó vẫn đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy nếu không bọc màng bọc miếng dưa thì bạn nên cắt bỏ lớp mặt của miếng dưa trước khi ăn.
6. Dâu tây
Nguyên nhân không nên bảo quản dâu tây trong tủ lạnh vì dâu tây không những dễ bị biến đổi mùi vị mà còn nhiều khả năng bị mốc, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến đặc điểm của dâu tây, vì dâu tây là loại quả không có vỏ, nếu không bảo quản đúng cách, dâu tây rất dễ bị hỏng và sinh ra vi khuẩn, ăn dâu tây như vậy có thể gây tức bụng, đau bụng dữ dội và tiêu chảy.
7. Dưa muối
Dưa muối chứa nhiều nitrit có hại cho cơ thể người và thuộc nhóm chất gây ung thư, một chất gây ung thư khác là aflatoxin rất dễ sinh ra khi bảo quản dưa muối trong tủ lạnh, nếu ăn thường xuyên thực phẩm này sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho cơ thể, đặc biệt là gan, và tăng nguy cơ ung thư gan, do đó, bạn phải ăn ít món dưa muối này, đặc biệt không được bảo quản nó trong tủ lạnh.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This