7 mẹo uống nước giúp giải độc và chăm sóc sức khỏe cực đơn giản nhưng ít ai làm được

Uống nước tưởng chừng là việc làm đơn giản nhưng không phải ai cũng biết uống nước đúng cách để giải độc và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Cơ thể con người có 70% là nước, các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm phải được hòa tan trong nước trước khi chúng được vận chuyển trong máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, loại bỏ chất thải và hoạt động như một chất bôi trơn trong khớp.

 Người xưa cũng nói "Thuốc không bằng đồ ăn, đồ ăn không bằng nước uống", nước là "vua" của mọi loại thuốc, trong cuốn "Diệu liệu toàn thư" trong y học Trung Quốc, vị thuốc đầu tiên được giới thiệu chính là nước. Vậy bổ sung nước như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe?

1. Uống nước vào buổi sáng

Uống nước vào buổi sáng có thể đào thải cặn bã trong dạ dày và bổ sung lượng nước đã mất vào ban đêm. Tan Wei, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc, nói rằng không nên uống nước lạnh vào buổi sáng, bởi vì năng lượng dương của cơ thể tăng lên vào buổi sáng, và nước lạnh sẽ cản trở năng lượng dương tăng lên, từ đó gây ra rối loạn chức năng cơ thể con người.

Nhiệt độ của nước tốt nhất là từ 20 đến 25 độ C. Khi uống nước vào buổi sáng, hãy nhấp một ngụm nhỏ, lượng là 200-300ml.

2. Uống nước buổi chiều

17h-19h là thời điểm cơ thể trao đổi chất và giải độc hoạt động mạnh nhất, độc tố trong toàn cơ thể được đào thải ra ngoài qua bàng quang và thận. Do đó, uống nước vào thời điểm này có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc.

Uống nước vào thời điểm này cũng có thể thúc đẩy sự hấp thụ của đường tiêu hóa, bởi vì đây là thời điểm trước bữa tối. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm lượng ăn vào bữa tối, có lợi cho việc giảm cân.

7 mẹo uống nước giúp giải độc và chăm sóc sức khỏe cực đơn giản nhưng ít ai làm được - Ảnh 1.

3. Uống nước buổi tối

Uống 100-150ml nước ấm một giờ trước khi đi ngủ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Người già hoặc những người mắc bệnh tim mạch nên bổ sung một ít nước trước khi đi ngủ.

Cả đêm không uống nước sẽ khiến máu đặc lại, sinh ra huyết khối, gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Những người bị phù mí mắt và bọng dưới mắt không nên uống nước trước khi đi ngủ 1 giờ để tránh làm nặng thêm tình trạng phù nề.

Ngoài ra, bệnh nhân suy thận nặng, đang điều trị lọc máu không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ, vì sẽ làm tăng tải lượng nước trong cơ thể, gây phù nề. Đối với những người có chức năng tim và thận kém, uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể dẫn đến suy tim.

4. Đừng đợi khát mới uống nước

Các chuyên gia tin rằng khi một người cảm thấy khát, các cơ quan nội tạng đã ở trong tình trạng mất nước. Vì vậy, đừng đợi đến khi khát mới uống nước.

Khi cơ thể con người mất khoảng 5% tổng lượng nước, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và không khỏe, ngược lại, uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến bệnh tật hoặc nhiễm độc nước.

5. Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Chúng ta nên tiêu thụ bao nhiêu nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe?

Lấy 90kg làm ranh giới, khuyến cáo người trên 90kg uống 3000cc (3 lít) nước mỗi ngày, người dưới 90kg mỗi ngày uống 2000cc (2 lít) là đủ.

6. Uống nước với lượng nhỏ và nhiều lần

Cơ thể con người có thể hấp thụ khoảng 200CC nước trong 20 phút. Nếu bạn uống 500cc nước một lúc, thận sẽ nhận được tín hiệu "quá nhiều nước" và tăng tốc độ đi tiểu khiến nước dễ bị thất thoát và cơ thể không hấp thụ được.

Bạn nên uống nước với lượng nhỏ và nhiều lần, lượng nước bạn uống mỗi lần khoảng 100-200cc.

7 mẹo uống nước giúp giải độc và chăm sóc sức khỏe cực đơn giản nhưng ít ai làm được - Ảnh 2.

7. Các loại đồ uống khác không được tính là nước

Một số người coi các loại đồ uống khác, chẳng hạn như cà phê, trà, nước trái cây hoặc nước ngọt, là nguồn cung cấp nước bổ sung. Mặc dù những đồ uống này có vẻ bổ sung nước, nhưng trên thực tế, các tế bào của con người lúc này đã ở trong tình trạng mất nước.

Do đó, bạn không nên thay thế nước lọc bằng các loại đồ uống khác và tốt nhất là nên hình thành thói quen uống nước lọc.

Nguồn và ảnh: NDTV, Healthline