1. Đừng ăn 3 tuyến
Tuyến giáp (ở cổ), tuyến thượng thận (cật), tuyến bạch huyết (tập trung nhiều ở cổ, nách...) ở động vật như heo, cừu, gia súc tuyệt đối không nên ăn. Đây là 3 tuyến chứa nhiều hormone, dù chiên nấu ở nhiệt độ cao nhưng không dễ phân hủy. Nhiệt độ trên 600 độ C mới có thể phá hủy hormone tuyến giáp, ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của cơ thể, gây ra cảm giác khó chịu sau khi ăn.
Ảnh: thedorsetmeatcompany
Nếu bạn ăn 1/10 tuyến giáp ở gia súc, 1/2 tuyến giáp ở cừu và 1/6 tuyến giáp ở heo, các biểu hiện ngộ độc, như buồn nôn, nôn và tiêu chảy sẽ xuất hiện.
Vi khuẩn và virus tồn tại trong hạch bạch huyết cần nhiệt độ rất cao mới có thể tiêu diệt được. Nhiệt độ nấu ăn thông thường rất khó tiêu diệt hoàn toàn. Vì lý do an toàn cho sức khỏe, tốt nhất không nên ăn những bộ phận này.
2. Không ăn thịt động vật hoang dã
Động vật hoang dã không rõ nguồn gốc, môi trường, không chắc chắn chúng có mang mầm bệnh hay virus nào không.
3. Không ăn phao câu gà vịt
Phao câu ở gà và vịt chứa nhiều mỡ béo bị ô nhiễm. Tại đây có một cơ quan có hạch bạch huyết chứa một lượng lớn mầm bệnh và chất thải, dù nấu ở nhiệt độ cao thì một số vi trùng vẫn không chết được.
4. Ăn ít da gà, vịt
Ảnh: iamafoodblog
Da gà, vịt chứa nhiều chất béo và cholesterol. Đặc biệt là lớp da dà nướng, cholesterol trong da bị oxy hóa, không tốt cho sức khỏe con người.
5. Ăn ít cổ động vật
Các hạch bạch huyết tập trung nhiều ở cổ động vật. Ví dụ như ở cổ heo có chứa rất nhiều hạch bạch huyết không nên ăn nhiều. Đối với cổ gà vịt, tốt nhất là nên lọc bỏ lớp da. Bởi có một số tuyến giải độc tập trung ở lớp mỡ dưới da cổ. Những tuyến này chứa nhiều độc tố.
6. Ăn ít đầu cá
Ảnh: flick
Đầu cá là nơi dễ dàng nhất để tích tụ các chất ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm tỷ lệ thuận với số tuổi của cá. Cá càng được nuôi lâu thì sự tích tụ thủy ngân trong não và da cá càng lớn. Tất nhiên, cá nuôi trong hồ chứa bình thường, nặng khoảng 2-3kg thì ăn không có vấn đề gì.
7. Ăn ít nội tạng động vật
Nội tạng động vật giàu chất sắt, protein, nguyên tố vi lượng và nhiều chất dinh dưỡng khác nhưng khuyến cáo không nên ăn nhiều. Xét cho cùng, gan thận và các nội tạng khác đều là ''bộ lọc" của cơ thể, không thể tránh khỏi các độc tố vẫn còn tồn tại sau khi chế biến.
Ảnh: Amazon
Ngoài ra, một số cơ quan nội tạng có lượng cholesterol khá cao, hàm lượng purine không thấp, do đó không nên ăn quá nhiều.
8. Ăn ít thịt đông lạnh
Thịt tự trữ đông trong tủ lạnh cũng có thời hạn sử dụng, chỉ nên sử dụng trong khoảng nửa năm. Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, loại thịt này không chỉ có mùi vị dở, chất dinh dưỡng hao hụt mà còn có mối nguy hại cho sức khỏe.
Thời hạn sử dụng thịt heo đông lạnh là 6 tháng, nhưng tốt nhất nên tiêu thụ trong 4 tháng. Thịt bò và cừu cơ bản là 8 - 12 tháng. Gà vịt và các loại gia cầm khác là 3 - 8 tháng. Các sản phẩm thịt chế biến thường ngắn hơn, khoảng 3 tháng.