Những người rơi vào tình trạng mệt mỏi thường có mức năng lượng thấp, dẫu có ngủ đủ giấc cơ thể cũng không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu và thường cảm thấy không muốn làm bất kỳ việc gì. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài, đó có thể là do những nguyên nhân sau:
Ngủ không đúng cách, giấc ngủ bị gián đoạn
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài cả ngày, trước tiên bạn nên xem xét bản thân có ngủ đủ giấc mỗi đêm không. Trung bình người lớn ngủ từ 7-9 tiếng, trẻ em thì nhiều hơn tùy theo độ tuổi
"Chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng như số giờ", Rajkumar Dasgupta, trợ lý giáo sư tại trường Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California cho biết. Chẳng hạn như tình trạng ngưng thở trong khi ngủ sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, dẫn tới việc buồn ngủ quá mức vào ngày hôm sau. Hoặc nếu kiểu ngủ thay đổi thường xuyên, làm gián đoạn nhịp điệu sinh học, chắc chắn sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi.
Thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng mệt mỏi cả ngày.
"Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có một lịch trình làm việc thất thường, như làm việc ca đêm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng làm việc ca đêm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ", Rajkumar nói.
Chế độ ăn uống nghèo nàn
Nếu bạn không nhận đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày hoặc không uống đủ nước, đó có thể là một phần khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể cân bằng lại chế độ ăn uống theo cách sau:
- Nạp đủ lượng calo
Dưới 1.000 calo mỗi ngày, có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất của bạn và dẫn tới mệt mỏi do năng lượng không đủ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người lớn tiêu thụ 2.000 đến 3.000 calo và trẻ em tiêu thụ 1.600 đến 2.400 calo mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ hoạt động.
- Bổ sung chất đạm
Không đủ protein sẽ khiến cho cơ bắp rã rệu, dẫn tới những hành động đơn giản như đi dạo trở nên khó khăn hơn. Mức cho phép chế độ ăn kiêng đối với protein (RDA) là 0,8gr trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, tương đương 55gr đối với người nặng 68kg.
- Bổ sung carbohydrate tinh chế
Carbohydrate tinh chế bao gồm bánh mì trắng, mì ống, gạo trắng và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng. Những loại ngũ cốc này thường thiếu chất dinh dưỡng và chất xơ. Vì vậy, trong khi nạp carbohydrate tinh chế, cơ thể sẽ có năng lượng tạm thời nhưng khiến bạn kiệt sức ngay sau đó. Cơ thể bạn giải phóng insulin để làm giảm lượng đường trong máu khi ăn carbohydrate tinh chế, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
- Tránh để cơ thể bị mất nước
Khi không uống đủ nước, cơ thể sẽ mất chất lỏng, làm giảm lượng máu. Điều này gây thêm áp lực lên tim, dẫn tới thiếu oxy và chất dinh dưỡng cho cơ bắp cùng các cơ quan khác, gây ra tình trạng mệt mỏi.
Ben Smarr, tiến sĩ, giáo sư sinh học và trợ lý khoa học dữ liệu tại Đại học California, San Diego nói: "Lượng nước mỗi người cần khác nhau, trung bình nam giới nên uống 15,5 ly nước mỗi ngày và phụ nữ cần 11,5 ly".
Ít tập thể dục
"Mức độ và loại hoạt động thể chất mỗi người cần để cảm thấy tràn đầy năng lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân", Smarr nói.
Tiến sĩ Smarr nói rằng việc thiếu hoạt động thể chất cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là sau khi ăn. Đây là khi lượng đường trong máu tăng đột biến, và nếu bạn ít vận động, lượng đường trong máu vẫn ở mức cao, gây ức chế khả năng chuyển hóa glucose từ máu thành tế bào của cơ thể.
Ít tập thể dục, thích nằm ườn trên giường khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống.
"Ngay cả hành động đứng trong vài phút sau bữa ăn cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu", Smarr nói. Mặc dù bạn không nhất thiết phải tham gia vào một buổi tập thể dục sau bữa ăn, nhưng việc di chuyển xung quanh có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.
Các yếu tố căng thẳng và sức khỏe tâm thần
"Nếu sự mệt mỏi không phải do vấn đề về thể chất thì đó có thể là do vấn đề tinh thần. Căng thẳng làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm, gây ra buồn ngủ vào ban ngày. Thời gian căng thẳng kéo dài cũng khiến cho cơ thể mệt mỏi và kiệt sức", Rajkumar nói.
Hơn nữa, mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của trầm cảm . Việc thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm và lo lắng.
Một số tình trạng khác khiến cơ thể luôn mệt mỏi
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Rối loạn này ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ hơn nam giới, phổ biến hơn ở giai đoạn tiền mãn kinh khi phụ nữ ở độ tuổi 40 và 50 bị suy giảm nội tiết tố.
Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến phụ nữ mệt mỏi hơn.
- Thai kỳ
Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, đặc biệt là mức progesterone tăng có thể khiến phụ nữ buồn ngủ hơn. Dấu hiệu mệt mỏi thường phổ biến trong 3 tháng đầu tiên.
- Thiếu máu
Thiếu máu là sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu, hay huyết sắc tố. Không có đủ huyết sắc tố trong máu, cơ bắp và các cơ quan sẽ không nhận được lượng oxy đủ, làm mất năng lượng và cơ thể trở nên mệt mỏi.
- Vấn đề về tuyến giáp
"Tuyến giáp hoạt động kém hay mức đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và góp phần gây ra cảm giác mệt mỏi", David Cutler, bác sĩ y khoa gia đình tại Trung tâm Y tế Providence Saint John cho biết.
- Bệnh tiểu đường
"Bệnh tiểu đường được kiểm soát kém có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì nếu lượng đường trong máu cao, bạn sẽ cần đi tiểu thường xuyên, điều này có thể gây khó ngủ", Cutler nói.
Theo Insider