Kinh nguyệt là sự bong tróc của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) kèm theo chảy máu. Nó xảy ra theo chu kỳ hàng tháng trong suốt cuộc đời sinh sản của phụ nữ, ngoại trừ khi mang thai và chỉ ngừng vĩnh viễn khi mãn kinh nên thường được gọi là “tới tháng”.
Bác sĩ Liu Yan, Phó Giám đốc Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương 3, Đại học Nam Y (Trung Quốc) cho biết, khi “tới tháng”, cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi và trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ mắc bệnh. Do đó, ông nhắc nhở có 9 điều cấm kỵ chị em phụ nữ cần lưu ý trong những ngày này:
1. Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục khi đang trong thời gian có kinh nguyệt rất nguy hiểm với sức khỏe phụ nữ. Bởi vì lúc này, cổ tử cung mở rộng, kèm theo đó môi trường âm đạo luôn ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cổ tử cung.
Tình trạng này nếu lặp lại thường xuyên và không được chữa trị dứt điểm, lâu dần sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Phổ biến như viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ cấp tính (bao gồm cả ống dẫn trứng và buồng trứng) và viêm phúc mạc vùng chậu. Thậm chí là cả ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm niêm mạc tử cung nhạy cảm, dễ bị tổn thương, nên nếu giao hợp mạnh sẽ gây rách hoặc viêm nhiễm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung. Nhẹ thì có thể làm tăng lượng máu khi hành kinh, kéo dài thời gian hành kinh, đau bụng kinh và các hậu quả khác.
2. Vận động mạnh
Bạn không cần phải ngừng hoàn toàn việc tập thể dục, thể thao khi "tới tháng”. Tuy nhiên, hãy tránh vận động gắng sức như nhảy cao, chạy đường dài… nếu không sẽ làm nặng thêm tình trạng khó chịu khi hành kinh. Chẳng hạn như đau lưng, thậm chí gây đau bụng kinh, bế kinh… và tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Đặc biệt, nên tránh bơi lội và các môn thể thao dưới nước trong thời kỳ kinh nguyệt. Bởi vì cổ tử cung hơi mở trong thời kỳ kinh nguyệt nên vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào khoang tử cung. Từ đó làm tăng khả năng nhiễm trùng và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.
3. Ăn đồ ăn lạnh hoặc quá nhiều muối
Ăn đồ lạnh hoặc uống đồ lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung. Khiến máu kinh lưu thông kém, dễ gây đau bụng kinh và các vấn đề khác.
Ngoài ra, nhiều phụ nữ có xu hướng trở nên cáu kỉnh và lo lắng hơn khi “tới tháng” do sự mất cân bằng của estrogen và progesterone, giữ nước và natri và quá nhiều hormone chống bài niệu. Vì vậy nên hạn chế đồ ăn nhiều muối vì nó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng giữ nước và natri, gây đau đầu, phù nề và các vấn đề khác.
4. Đồ uống gây kích thích
Trong thời kỳ kinh nguyệt, tỷ lệ enzym giải độc ở phụ nữ giảm, khả năng phân giải rượu cũng giảm theo. Lúc này, ngoài việc dễ bị say hơn bình thường, rượu cũng khó đào thải ra ngoài và đọng lại trong cơ thể gây hại. Vì vậy hãy tránh xa bia rượu hay các loại đồ uống có cồn vào thời điểm này.
Trà và cà phê đậm đặc cũng nên hạn chế vì chúng chứa hàm lượng caffein cao, dễ dẫn đến đau bụng kinh, kinh kéo dài hoặc ra máu nhiều. Đồng thời, axit tannic trong trà kết hợp với sắt trong thức ăn trong ruột, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt, gây ra các vấn đề như thiếu máu.
5. Dùng các loại thuốc hoạt huyết, tán ứ.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, cần thận trọng sử dụng các loại thuốc hoạt huyết, khử ứ. Nếu không sẽ dễ làm tăng lượng máu kinh, trường hợp nặng có thể gây ra các chứng như kinh nguyệt ra nhiều, thiếu máu.
Vì vậy, nếu như đang dùng thuốc, hãy đọc kỹ bảng thành phần. Tốt nhất là nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
6. Tắm bồn, tắm suối nước nóng.
Do cổ tử cung mở trong thời kỳ “tới tháng” nên vi khuẩn gây bệnh trong nước có thể xâm nhập vào khoang tử cung qua đường âm đạo và gây viêm nhiễm khi cơ thể bị ngâm nước. Nó cũng khiến lượng máu kinh bị ra nhiều hơn. Đặc biệt là khi bạn ngâm nước quá lâu, dù là nước ấm hay có sử dụng các hóa chất tẩy rửa.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng trong vòng 3 ngày sau khi hết kinh, lỗ tử cung vẫn chưa đóng hoàn toàn nên không thích hợp để tắm bồn trong thời gian này.
7. Đánh vào vùng thắt lưng
Nhiều phụ nữ bị đau lưng trong kỳ kinh nguyệt và họ thường có thói quen đấm nhẹ hoặc thậm chí là dùng tay đánh mạnh vào vùng lưng, eo cho bớt khó chịu. Tuy nhiên, Bác sĩ Liu Yan cho biết, việc tác động lực vào thắt lưng trong thời kỳ kinh nguyệt không có hại cho cơ thể và sức khỏe sinh sản.
Đầu tiên, nó làm kích thích bong tróc, chảy máu tại nội mạc tử cung quá mức. Thứ hai là nó dễ gây tắc nghẽn thêm trong khoang chậu. Cuối cùng là lưu lượng máu tăng nhanh, dẫn đến tăng lượng kinh nguyệt, kinh nguyệt quá nhiều hoặc kinh nguyệt kéo dài.
Liu Yan cũng nhắc nhở thêm, đau mỏi lưng trong khi “tới tháng” là hiện tượng bình thường. Nếu quá khó chịu, bạn có thể chườm nóng hoặc massage nhẹ nhàng thay vì dùng lực mạnh. Còn nếu sau kỳ kinh mà vẫn còn đau nhức vùng lưng dưới thì có thể mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung. Lúc này nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn.
8. Mặc quần bó
Thực chất, quần áo bạn mặc có tác động đến kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản. Theo bác sĩ Liu Yan, nếu bạn mặc quần bó trong thời kỳ kinh nguyệt, các mao mạch ở các bộ phận liên quan sẽ bị nén lại, từ đó ảnh hưởng đến vi tuần hoàn máu và gây phù nề cục bộ.
Ngoài ra, quần bó sát cũng sẽ làm tăng ma sát của đáy chậu, dễ dẫn đến viêm nhiễm tầng sinh môn. Nên mặc đồ lót bằng chất liệu cotton có độ thoáng khí tốt và hút ẩm mạnh trong thời kỳ kinh nguyệt và ăn mặc càng rộng rãi, thảo mái càng tốt.
9. Gắng sức khi hát hò
Nghe có vẻ không quá liên quan nhưng hát quá to, gắng sức, lên nốt quá cao, hát quá nhiều khi đang “tới tháng” có hại cho sức khỏe phụ nữ.
Vì nó dễ dẫn đến tắc nghẽn và phù nề mao mạch dây thanh, dây thanh trở nên giòn, dễ vỡ mao mạch dây thanh, dẫn đến khàn giọng hoặc thậm chí mất giọng. Ngoài ra quá trình hát hò cũng khiến lượng máu kinh ra nhiều sơn, ép bụng gây khó chịu, đau đớn.
Nguồn và ảnh: Sina, Woman,tvbs, Health People