Ung thư gan vì thường xuyên ăn khoai lang để lâu, mốc
Để giảm cân, chị Phi (26 tuổi ở Thiên Tân, Trung Quốc) chọn khoai lang vì cho rằng loại củ này không chứa chất béo, giúp no bụng, lại có công dụng giảm cân hiệu quả. Vì vậy, mỗi lần về quê, chị thường mang theo nhiều khoai lang để tích trữ ăn dần.
Bi kịch ập đến khi Phi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tay chân rã rời. Ban đầu, chị cho rằng đây là kết quả của quá trình giảm cân và không mấy để ý. Chỉ đến khi cơn đau bụng dữ dội xuất hiện, chị mới được gia đình đưa đi bệnh viện cấp cứu. Tại đây, bác sĩ cho biết chị Phi bị ung thư gan. Điều này khiến chị suy sụp, bàng hoàng vì bản thân có chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc, hay uống rượu bia.
Theo khuyến cáo của WHO, khoai lang bị mốc thường chứa độc tố gây ung thư cao. Ảnh minh họa
Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, các bác sĩ kết luận chính việc ăn khoai lang mốc là nguyên nhân gây ra căn bệnh quái ác. Hóa ra, do được bảo quản không đúng cách nên số khoa mà bố mẹ gửi lên cho chị Phi đã bị mốc. Vì tiếc của, chị Phi chỉ cắt bỏ phần mốc, sau đó tiếp tục ăn như bình thường.
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người dân nên dừng ngay việc ăn khoai lang mốc, bởi trong khoai lang mốc chứa độc tố aflatoxin - chất có khả năng gây ung thư cao. Aflatoxin không chỉ tồn tại ở phần bị mốc mà còn có thể lan ra cả củ khoai.
Việc ăn khoai lang mốc trong thời gian dài khiến gan phải làm việc quá tải để đào thải độc tố, lâu dần gây tổn thương gan, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.
Khoai lang có dấu hiệu này tốt nhất nên vứt bỏ
Theo kinh nghiệm từ xưa, nhiều người có thói quen mua khoai lang về tích trữ vì nghĩ rằng khoai để lâu để ăn ngọt hơn. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, "thời điểm vàng" để ăn khoai lang là khi khoai mới được đào lên, đây là lúc mà khoai giàu dưỡng chất nhất.
Ảnh minh họa
Ngược lại, khoai lang càng để lâu thì lượng nước càng giảm, lượng đường càng tăng, tinh bột trong khoai lang bị biến đổi, các khoáng chất cũng dần mất đi… Nếu để lâu trong môi trường không đảm bảo sẽ xuất hiện các hiện tượng đốm đen, mốc, làm thay đổi hương vị, xuất hiện mùi khó chịu. Đó là hiện tượng khoai hà.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai bị hà là do đã bị nhiễm khuẩn vằn đen nhưng nhiều người vì tiếc của nên không vứt đi mà chỉ dùng dao loại bỏ phần đốm đen rồi luộc ăn. Thực chất, khi khoai đã bị hà, dù hớt bỏ, luộc hay nướng kỹ đến đâu cũng sẽ không thể tiêu diệt được toàn bộ độc tố.
Cũng theo các chuyên gia thực phẩm, bệnh khuẩn vằn đen có thể tiết ra các độc tố như sê-tôn khoai lang và cồn sê-tôn khoai lang, đây đều là những chất cực độc đối với gan. Khi đã trúng độc, nếu nghiêm trọng có thể sốt cao, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong.
4 điều cần tránh khi ăn khoai lang để an toàn cho sức khỏe
Ảnh minh họa
Không ăn cả vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Không ăn khoai mọc mầm
Ăn khoai để lâu vô tình sẽ nạp thêm nhiều đường vào cơ thể. Hơn nữa, khoai lang để lâu tuy không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai lang có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng…
Không ăn thay cơm
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Bởi khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, những axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.
Không ăn vào buổi tối
Thời điểm ăn khoai tốt nhất là buổi trưa, khoảng 10-12h. Nếu ăn khoai vào bữa sáng thì nên ăn thêm các thực phẩm khác như các loại hạt, rau xanh hoặc sữa để có bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng.
Không ăn khi bụng đói cũng như không ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì trong khoai lang có chất đường, nếu ăn vào lúc đói dễ bị đầy bụng, trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém.